Uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng do đâu? Làm sao để khắc phục?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 13.03.2024

Sữa và các chế phẩm từ sữa ( sữa chua, phô mai, bơ,…) là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và có vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, rất nhiều người khi uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng,... Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm sao để khắc phục? Cùng Giasiday.vn tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

>>> Uống sữa có gây sâu răng ở trẻ em không? Làm sao để phòng tránh?

Nguyên nhân uống sữa bị đau bụng

Do dị ứng với sữa

Nguyên nhân khiến uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy có thể là do bạn thuộc cơ địa bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần nào đó, có thể là đạm sữa. Khi phát hiện mình bị dị ứng với đạm sữa hay các thực phẩm liên quan đến sữa, bạn nên dừng sử dụng loại thực phẩm ấy ngay để tránh tình trạng dị ứng thêm trầm trọng.

>>> Bí quyết chế biến cháo ăn dặm bắp cải cho bé thơm ngon

Uống sữa khi bụng đói

Nhiều người có thói quen uống sữa vào lúc đói bụng thay vì ăn nhẹ, điều này là nguyên nhân gây ra tiêu chảy và khó chịu đối với những người "bụng yếu" hoặc tiêu hoá kém.

>>> Khi nào trẻ ăn dặm nên ăn thịt cá?

Pha sữa không đảm bảo vệ sinh

Khi sử dụng sữa bột, việc pha sữa không đảm bảo vệ sinh như sử dụng thìa, cốc, nguồn nước,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng khi uống sữa, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác.

>>> Có nên cho bé uống DHA và Canxi cùng lúc không? Nên bổ sung như thế nào là đúng cách?

Bất dung nạp lactose

Các triệu chứng bất dung nạp Lactose ở trẻ em

Cơ thể  thiếu hụt enzyme lactase,  không thể tiêu hóa và phân giải đường lactose có trong sữa cũng như các chế phẩm từ sữa. Đây cũng chính là lý do dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

Cơ thể chưa thích ứng với sữa

Cơ thể chưa quen, chưa thích ứng với sữa là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau bụng khi uống sữa. Điều này thường xảy ra khi bạn mới chuyển đổi loại sữa hoặc vừa mới tập uống trở lại sau một thời gian dài không uống sữa.

>>> Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung vitamin D3 không?

Uống sữa hết hạn, bị hỏng

Sữa bị hết hạn, bị hỏng do điều kiện bảo quản,… sẽ không còn chất dinh dưỡng và có thể tồn tại những loại vi khuẩn hay những chất không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế, khi sữa có dấu hiệu bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng, bạn nên bỏ đi, không nên vì tiếc mà sử dụng.

Sữa kém chất lượng, sữa giả

Sữa giả, kém chất lượng thường không chứa dưỡng chất có lợi, mà chúng còn có tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Sữa giả có thể chứa nhiều chất độc hại, làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và cơ thể. Do đó, nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy cũng do sữa giả, sữa kém chất lượng rất nhiều.

>>> Sữa cỏ là gì? Sữa cỏ có tốt không?

Bảo quản sữa không đúng cách

Việc bảo quản sữa đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa. Đối với các sữa bột không được đóng nắp kỹ sau khi sử dụng, tiếp xúc với không khí, nhiệt độ cao hoặc nơi ẩm ướt sẽ là một môi trường lý tưởng cho các nấm mốc, vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Khi đó, sữa sẽ có sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, biến đổi chất và gây tiêu chảy khi uống sữa này.

Cách khắc phục tình trạng uống sữa bị đầy bụng, tiêu chảy

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng bị đau bụng, tiêu chảy khi uống sữa mà bạn có thể tham khảo:

  • Đổi sang một loại sữa khác nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng dị ứng. Chẳng hạn như cơ thể bị dị ứng đạm bò, thì có thể chuyển qua dùng sữa khác như sữa dê, sữa hạt,…
  • Nếu cơ thể có chứng bất dung nạp lactose, thì nên ưu tiên dùng các dòng sữa Free Lactose.
  • Không uống sữa khi bụng đói.
  • Vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ pha sữa.
  • Kiểm tra kỹ hạn dùng vào tình trạng sữa trước khi uống. Khi uống sữa còn thừa, bảo quản sữa ở nơi khô ráo thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để sữa uống thừa ngoài môi trường quá 24 giờ vì lúc này sữa đã dính nước bọt, vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển nhanh hơn bình thường rất nhiều.
  • Chọn nơi phân phối uy tín để mua hàng chất lượng, tránh tình trạng mua phải sữa giả, sữa kém chất lượng.

>>> Trẻ bú sữa công thức có cần bổ sung thêm Canxi không?

Cần lưu ý gì khi uống sữa?

Liều lượng sữa khuyến cáo

Uống sữa quá nhiều không tốt cho sức khỏe nhưng quá ít lại không đủ chất. Bạn nên biết uống sữa theo đúng liều lượng để có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh nhất.

Người lớn: Uống tối đa 700 ml/ngày. Nên chia nhỏ lượng sữa trong ngày thành nhiều lần sử dụng và có thể uống 200 ml/lần.

Lượng sữa cho bé dưới 1 tuổi ( chỉ mang tính chất tham khảo)

Trẻ em từ 1 tuổi: Chỉ nên uống tối đa 500 ml sữa mỗi ngày, ba mẹ nên chia nhỏ tổng lượng sữa ra để uống thành nhiều lần trong ngày.

Thời gian uống sữa

Ngoài uống đúng liều lượng thì bạn còn nên lưu ý về thời gian uống sữa như sau:

Buổi sáng: Bạn nên ăn sáng trước khi uống sữa 30 phút, vì nếu uống sữa khi bụng đói sẽ dễ gây đau bụng. Ngoài ra, việc uống sữa sau khi ăn cũng giúp cơ thể hấp thu canxi có trong sữa tốt hơn.

Buổi tối: Uống sữa trước khi ngủ 30 phút, không nên ngủ liền sau khi uống vì dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Đợi một lúc để lượng sữa được tiêu hóa bớt rồi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

>>> Mách mẹ 9 thực phẩm giàu DHA cho bé thông minh, lanh lợi

Trên là một số nguyên nhân khiến bạn uống sữa hay bị tiêu chảy, đau bụng cũng như cách khắc phục vấn đề này, hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Bạn đang xem: Uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng do đâu? Làm sao để khắc phục?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: