Uống sữa có gây sâu răng ở trẻ em không? Làm sao để phòng tránh?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 13.03.2024

Sữa nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và rất tốt cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cũng rất nhiều mom lo lắng liệu “ uống sữa có gây sâu răng ở trẻ em không? Làm sao để phòng tránh sâu răng?” Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu chi tiết vấn đề và cách để phòng tránh sâu răng từ sữa cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé.

>>> Sữa công thức Blackmores có mát không? Bé uống có bị táo bón không?

Sâu răng là gì?

Sâu răng  tình trạng tổn thương trên bề mặt của răng / men răng do vi khuẩn gây ra. Chúng thường tồn tại trong các mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng mà không được làm sạch tích tụ. Lâu dần vi khuẩn sẽ tiết ra các men chuyển hóa thành phần chứa trong thức ăn thành một dạng axit. Dẫn đến phản ứng huỷ kháng khi răng miệng có nồng độ pH < 5, làm mất dần mô cứng của răng và kết quả là gây sâu răng.

>>> Bí quyết chế biến cháo ăn dặm bắp cải cho bé thơm ngon

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ

Men răng: Một số bé có cơ địa men răng kém khoáng hóa (còn được gọi là men răng thiểu sản) sẽ rất dễ bị sâu răng.

Cấu trúc răng: Răng có rãnh sâu ( thường ở vị trí hàm nhai), răng dính, răng sinh đôi, núm phụ thì nguy cơ sâu răng cũng cao hơn.

Vị trí răng: Răng mọc chen chúc, mọc lệch sẽ khó làm sạch mảng bám cận các kẽ, từ đó tăng khả năng mắc các mảnh vụn thức ăn, mảng bám nên dễ gây sâu răng hơn.

Vệ sinh răng miệng: Thói quen vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc sai cách,… sẽ khiến cho các mảng bám tích tụ trong khoang miệng và dần dẫn đến sâu răng.

Thói quen ăn uống: Dùng thực phẩm quá nhiều đường trước khi ngủ như bánh, kẹo,… chính là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở trẻ em.

Các giai đoạn sâu răng

>>> Khi nào trẻ ăn dặm nên ăn thịt cá?

Trẻ em bị sâu răng thường gặp những triệu chứng gì?

Khi trẻ em bị sâu răng ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, vì chúng không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi tình trạng trạng sâu răng nặng hơn thì sẽ xuất hiện các triệu chứng sau

  • Đau răng
  • Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
  • Xuất hiện vết ố màu trắng hoặc nâu trên bề mặt răng
  • Xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng
  • Nhiễm trùng, có thể hình thành áp xe gây đau, sưng mặt và hành sốt

>>> Có nên cho bé uống DHA và Canxi cùng lúc không? Nên bổ sung như thế nào là đúng cách?

Tác hại của sâu răng

Sâu răng gây bất tiện khi ăn nhai thực phẩm, thường xuyên có tình trạng ê buốt hay đau nhức khi vi khuẩn đang phá hoại ngà răng.

Kéo theo các bệnh lý liên quan như viêm nướu, hay chảy máu chân răng, khiến hơi thở có mùi.

Mất răng vĩnh viễn nếu bị sâu răng ở mức độ nặng.

Dạ dày và các cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng tiêu cực vì răng đau gây chán ăn.

>>> [Healthy Care Kids] DHA và Calcium kết hợp làm sao để đạt hiệu quả cao?

Vì sao trẻ uống sữa có thể gây sâu răng?

Trẻ em là đối tượng chính sử dụng sữa hoặc các sản phẩm nhiều đường. Với tần suất sử dụng gần như hàng ngày, có những trẻ mỗi ngày nhiều lần, nên vi khuẩn gây sâu răng có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Bên cạnh đó là thời điểm và cách thức sử dụng sữa cho trẻ chưa phù hợp. Trẻ thường uống sữa sau bữa ăn và không có thói quen đánh răng sau khi uống. Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ gặp sâu răng do chưa được quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng sau khi bú mẹ.

>>> Sữa cỏ là gì? Sữa cỏ có tốt không?

Cách phòng tránh sâu răng từ sữa

Với cách sử dụng và thời điểm dùng sữa chưa hợp lý đã dẫn đến việc trẻ bị sâu răng. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh sâu răng cho trẻ các mẹ cần lưu ý và áp dụng ngay:

  • Xem xét và cân chỉnh lượng sữa phù hợp cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi uống trong ngày.
  • Tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa, đánh răng bằng kem đánh răng dành cho trẻ em 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.

Ba mẹ cần tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ mọc răng sữa
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng cho bé vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng. Đặc biệt, bố mẹ cần phải duy trì và giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi ngay cả khi trẻ đã có thể tự chải răng.
  • Cho trẻ uống sữa chủ yếu vào ban ngày, hạn chế uống vào buổi tối và đêm nhằm tránh trường hợp vi khuẩn sâu răng phát triển, hủy hoại răng. 
  • Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh sau khi bú bằng gạc răng miệng hoặc nước lọc.
  • Hạn chế sữa có đường, mẹ có thể ưu tiên dùng sữa không đường hoặc ít đường
  • Đưa trẻ từ 6 tuổi trở lên đến gặp nha sĩ định kỳ để được thăm khám và chữa trị kịp thời (nếu trẻ có dấu hiệu bị sâu răng). 

>>> Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung vitamin D3 không?

Mong rằng qua bài viết, các mẹ sẽ có thêm thông tin để lựa chọn đúng loại sữa cho trẻ cùng liệu lượng và thời điểm sử dụng thích hợp. Từ đó duy trì cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng không khiến trẻ bị sâu răng.

Bạn đang xem: Uống sữa có gây sâu răng ở trẻ em không? Làm sao để phòng tránh?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: