Sữa bột bị vón cục có sử dụng được không? Nguyên nhân và bảo quản đúng cách

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 23.04.2024

Sữa bột bị vón cục là tình trạng rất thường gặp khi sử dụng, rất nhiều người lo lắng liệu tình trạng này có ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa và sức khỏe hay không? Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu và giải đáp tại sao sữa bột bị vón cục, cũng như cách bảo quản đúng cách thông qua bài viết sau đây nhé!

>>> Đạm Casein là gì? Đạm casein có những tác dụng nào?

Nguyên nhân khiến sữa bột bị vón cục

Sữa bột bị vón cục do để lâu hoặc hết hạn sử dụng

Theo khuyến cáo, sữa bột sau khi mở nắp chỉ nên dùng trong vòng 1 tháng, mặc dù hạn sử dụng của sản phẩm còn rất lâu. Nguyên nhân là sữa bột có tính hút ẩm cao, trong quá trình sử dụng tiếp xúc với lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng sữa bột bị vón cục.

Bên cạnh đó, việc đậy nắp ngay sau khi sử dụng cũng rất quan trọng. Sữa bột tiếp xúc lâu với không khí cũng sẽ bị vón cục nhanh chóng.

Hơn nữa, người dùng cần lưu ý hạn dụng của sản phẩm, khi hết hạn cũng sẽ xuất hiện tình trạng sữa bột bị vón cục.

>>> Probiotics là gì? Lợi ích của Probiotics đối với sức khỏe

Bảo quản không đúng cách

Phương pháp bảo quản cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa. Bảo quản ở những nơi có môi trường không phù hợp, nhiều độ ẩm hoặc gần nhiệt cao sẽ dễ làm biến đổi chất lượng của sữa, gây nên tình trạng sữa bột bị vón cục.

Không đậy kín nắp sau khi sử dụng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sữa bột bị vón

Sữa bột bị vón cục có nên dùng không?

Khi sữa bột bị vón cục thì đã không còn giữ nguyên được chất lượng như ban đầu, do đó hoàn toàn không nên dùng. Sữa bột bị vón cục là dấu hiệu của sự biến đổi, hoặc phân hủy của các thành phần có trong sữa trở thành các chất không có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là môi trường tốt cho các loại nấm mốc, vi khuẩn hay côn trùng sinh trưởng.

Để bảo vệ sức khỏe gia đình, đặc biệt là đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phụ huynh hãy ngưng sử dụng sữa bột ngay khi thấy hiện tượng bị vón cục. Điều này sẽ giúp bảo vệ con tránh khỏi những rối loạn về tiêu hóa cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch non nớt của trẻ. 

>>> Phân biệt prebiotic và probiotics khác nhau như thế nào?

Dùng sữa bột bị vón cục sẽ gây ra hậu quả gì?

Tiêu chảy

Hệ tiêu hóa khi gặp phải các chất khó tiêu hoặc bị nhiễm độc do các vi khuẩn, vi sinh vật,... gây ra, phần lớn sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Thông thường, phản xạ sốt sẽ luôn xuất hiện kèm theo, kết hợp với yếu tố tác động xấu thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Co thắt dạ dày

Tình trạng co thắt dạ dày sẽ gây nên những cơn đau bụng kéo dài từng đợt, có thể kèm theo cảm giác sôi bụng, đầy bụng,... Vì vậy, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

>>> Vitamin D3K2 có tác dụng gì?

Nôn mửa

Một phần lượng thức ăn không thể tiêu hóa do có chứa chất gây hại hoặc hệ tiêu hóa gặp tổn thương sẽ bị tống ngược trở lại. Vì vậy, biểu hiện nôn mửa do cơ thể lúc này chỉ muốn nhanh chóng đào thải các tác nhân gây hại ra ngoài.

Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu tím tái, nôn vọt, nôn mọi thứ, ngủ li bì khó đánh thức,... đó chính là dấu hiệu báo động trẻ đang trong tình trạng nguy hiểm.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng ngộ độc có thể tiến triển nặng trong thời gian ngắn.

Chưa kể đến các tác nhân gây hại như chất độc từ thực phẩm, vi khuẩn,... có thể đi theo mạch máu đến toàn bộ các cơ quan, khiến trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, suy gan, thận cấp,…

>>> Sữa chứa đạm A2 là gì? Vì sao đạm A2 giúp con dễ tiêu hóa?

Một số lưu ý khi bảo quản tránh sữa bột bị vón cục

Chú ý hạn dùng

Cho dù sữa bột có đến từ thương hiệu lớn, hạn sử dụng xa như thế nào cũng chỉ nên dùng sản phẩm đó trong vòng 1 tháng sau kể từ thời điểm mở nắp.

Hộp thiếc, hộp trữ sữa chuyên dụng giúp bảo quản sữa tốt hơn

Sữa bột đóng gói trong hộp thiết sẽ  được bảo quản tốt hơn so với các sản phẩm gói bịch hoặc hộp giấy.

>>> Sữa tươi có công dụng gì với sức khỏe của trẻ em?

Cách bảo quản

Luôn luôn đậy kín nắp hộp sữa sau mỗi lần sử dụng, không nên để sữa tiếp xúc với không khí quá lâu gây vón cục.

Đối với các sản phẩm sữa đóng gói túi, hộp giấy thì có thể dùng hộp trữ chuyên dụng để tránh tình trạng sữa bột bị vón cục

Không bảo quản sữa trong tủ lạnh

Tủ lạnh là môi trường có độ ẩm rất cao, rất dễ làm cho sữa bột bị vón cục.

Chia nhỏ để sử dụng

Để dễ dàng bảo quản và kiểm tra chất lượng sữa, bạn có thể mua sản phẩm có dung tích lớn sau đó chia nhỏ vào các hộp kín nhỏ để có thể bảo quản và sử dụng lâu hơn.

>>> Trẻ mấy tháng tuổi uống được sữa tươi? Cần lưu ý những gì?

Vị trí bảo quản

Không đặt sữa bột ở gần các vật dụng gia đình chứa nước hoặc thường xuyên tỏa ra hơi nước như phích nước, kế bên tủ lạnh, giá kệ gần khu vực nấu ăn,... Nên tìm nơi khô ráo và tương đối kín để cất trữ.

Mua sữa bột của những thương hiệu nổi tiếng

Thương hiệu uy tín, được người dùng tin tưởng là kết quả của quá trình thương hiệu tạo ra các sản phẩm chất lượng, đã được kiểm định.

Tìm mua sữa bột tại địa điểm bán uy tín

Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh thì bạn nên chọn mua sữa bột tại nơi phân phối uy tín, có cam kết rõ ràng về chính sách sản phẩm.

>>> Uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng do đâu? Làm sao để khắc phục?

Qua một số thông tin hữu ích trên, mong rằng nỗi băn khoăn về sữa bột bị vón cục của nhiều người tiêu dùng đã được Giasiday.vn giải đáp. Hãy kiểm tra khu vực bảo quản và tình trạng sữa bột thường xuyên để đảm bảo an toàn khi sử dụng sữa bột nhé!

Bạn đang xem: Sữa bột bị vón cục có sử dụng được không? Nguyên nhân và bảo quản đúng cách
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: