Phân biệt prebiotic và probiotics khác nhau như thế nào?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 26.03.2024

Probiotics prebiotics được biết đến là có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn về công dụng, vai trò của chúng. Cùng Giasiday.vn phân biệt probiotics và prebiotics khác nhau như thế nào thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> ARA (AA) và tác dụng của ARA

Prebiotics là gì? Vai trò của Prebiotics

Prebiotics là gì?

Prebiotics được hiểu là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn, chúng có có đặc điểm là không thể tiêu hóa tại ruột non, dạ dày (thường là chất xơ hòa tan). Các prebiotic là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacteria giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng hấp thụ tốt hơn.

Probiotics phổ biến nhất là hai loại chất xơ đặc biệt inulin/fructo-oligosaccharides (FOS) và galacto-oligosaccharides (GOS). 

GOS là loại prebiotic có nguồn gốc từ động vật, có thành phần chủ yếu bao gồm lactose và galactose.

FOS là loại prebiotic có nguồn gốc từ thực vật với cấu trúc từ glucose và fructose. Được tìm thấy trong các loại thực phẩm như chuối, tỏi, măng tây, ngũ cốc yến mạch, cải xoăn,… 

Những thực phẩm chứa Prebiotícs và Probiotics

>>> So sánh giữa sữa Hikid dê và Hikid bò. Loại nào phù hợp với bé hơn?

Vai trò của Prebiotic đối với cơ thể

Prebiotic có vai trò đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột

Prebiotic kích thích các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Gây ức chế và chống lại sự phát triển vi khuẩn gây hạ,đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, hiệu quả.

Tăng cường khả năng hấp thu

Prebiotic còn tăng cường khả năng hấp thu các loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Trong đó, một số loại khoáng chất quan trọng có thể kể đến là canxi, magie,…

Bảo vệ đường ruột khỏe mạnh

Prebiotic còn tham gia bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, hạn chế sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh liên quan tới đường ruột.

>>> Vitamin D3K2 có tác dụng gì?

Giảm thiểu khả năng ung thư ruột kết

Prebiotic mô phỏng các thụ thể ở ruột, đó chính là nhưng tế bào lót của ruột kết. Khi đó các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết vào  “hàng rào’ chắc chắn prebiotic, từ đó làm hạn chế tiềm năng gây bệnh. 

Cải thiện tình trạng táo bón

Với việc cung cấp inulin (FOS) mỗi ngày sẽ giúp giúp nhuận tràng, chống táo bón rất tốt cho cơ thể. 

>>> Sữa chứa đạm A2 là gì? Vì sao đạm A2 giúp con dễ tiêu hóa?

Nên bổ sung Prebiotics từ những nguồn nào?

Prebiotics thường có sẵn trong các thực phẩm giàu carbohydrate hoặc tinh bột đề kháng như: măng tây, cà chua, các loại đậu, rau xanh, yến mạch, táo, chuối,… Về bản chất, đây là những thực phẩm khó tiêu hóa đối với cơ thể. Chúng thường nằm ở ruột già và trở thành dưỡng chất để nuôi dưỡng hệ vi sinh có trong đường ruột.

Probiotics là gì? Vai trò của Probiotics

Probiotics là gì?

Probiotics là những vi khuẩn, nấm men có lợi cho sức khỏe, chúng ta hay gọi là lợi khuẩn. Chúng có tác dụng ngăn chặn khả năng bám dính và giảm lượng chất độc của vi khuẩn gây hại lên biểu mô ruột. Từ đó giúp hệ tiêu hóa xử lý thức ăn và duy trì sức khỏe chống lại bệnh tật.

Tác dụng của Probiotics

>>> Sữa tươi có công dụng gì với sức khỏe của trẻ em?

Vai trò của Prebiotic đối với cơ thể

Probiotics trong đường tiêu hóa giúp chống lại những vi khuẩn khác và nấm có hại. Đồng thời nhiều loại lợi khuẩn tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng trầm cảm, vngăn ngừa béo phì, cùng nhiều lợi ích khác.

Một số loại lợi khuẩn còn tạo thành vitamin K và axit béo chuỗi ngắn - đây là nguồn dinh dưỡng chính của các tế bào lót trong ruột kết. Các tế bào lót sẽ liên kết và tạo thành một hàng rào bảo vệ đường ruột, loại bỏ các chất độc hại, virus và vi khuẩn, giúp giảm viêm và có khả năng giảm nguy cơ ung thư.

Probiotic được coi như là một phương tiện giúp phân phát các phân tử kháng viêm cho đường ruột, làm giảm dị ứng, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.

Vi khuẩn probiotics còn giúp làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa, tăng sự dung nạp đường lactose từ đó giúp cơ thể hạn chế được các tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Probiotics có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, làm giảm huyết áp cao. Chúng cũng là thành phần giúp đẩy nhanh quá trình lên men.

>>> Trẻ mấy tháng tuổi uống được sữa tươi? Cần lưu ý những gì?

Nguồn thực phẩm chứa Probiotics

Probiotics có trong các thực phẩm lên men như sữa chua, đồ uống từ sữa chua, đậu tương lên men, sữa lên men và chưa lên men. Ngoài ra chúng cũng có trong sữa đậu nành và một loại nước ép.

Một số loại thực phẩm cũng có thể chứa cả vi khuẩn có lợi và nguồn chất xơ prebiotics nuôi vi khuẩn, được gọi là synbiotic (cộng sinh), ví dụ như phô mai.

Phân biệt Probiotics và Prebiotics

Giống nhau

Probiotics và prebiotics đều có lợi ích cho sức khỏe giống nhau bởi cả hai đều làm tăng lượng vi khuẩn và men có lợi cho cơ thể con người. Các vi khuẩn này tạo lá chắn có lợi giữ cho hệ miễn dịch của con người, bảo vệ sức khỏe tốt hơn và sẵn sàng đối diện với những mối đe dọa khác nhau.

>>> Uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng do đâu? Làm sao để khắc phục?

Khác nhau

Tiêu chí

Probiotics

Prebiotics

Định nghĩa

Là những vi khuẩn, nấm men sống có thể mang lại lợi ích cho  sức khỏe của chủ thể.

Là một dạng chất xơ hòa tan không tiêu tại dạ dày và ruột non. Đây chính là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn.

Thành phần

Các chủng vi khuẩn như Lactobacillus, Bifidobacterium

Các loại carbohydrate như fructooligosaccharides (FOS), inulin, và galacto-oligosaccharides (GOS)

Vai trò với đường ruột

Cải thiện và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả. Tăng cường miễn dịch, bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của hại khuẩn.

Là nguồn thức ăn, nguồn dinh dưỡng giúp lợi khuẩn phát triển ổn định trong đường ruột. 

Nguồn thực phẩm cung cấp

Sữa chua, kim chi, dưa cải muối chua, thực phẩm lên men khác.

Các loại đậu, yến mạch, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

   
 

>>> Uống sữa có gây sâu răng ở trẻ em không? Làm sao để phòng tránh?

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ và phân biệt được prebiotic - probiotics khác nhau như thế nào? Từ đó có được những lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bé. Nếu bố mẹ còn thắc mắc về vấn đề gì hãy liên hệ ngay với Giasiday.vn để được tư vấn và đặt mua nhé!

Bạn đang xem: Phân biệt prebiotic và probiotics khác nhau như thế nào?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: