Những điều cần biết khi đổi sữa cho bé

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 26.11.2022

Việc đổi sữa cho bé không còn là điều gì quá mới mẻ với các mẹ nuôi con bằng sữa công thức. Bởi trên thị trường, mỗi loại sữa đều sở hữu công thức khác nhau, hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, hương vị khác nhau, do đó việc các bé không hợp sữa này nhưng lại hợp sữa kia là điều dễ hiểu. 

Tuy nhiên, việc đổi sữa không đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thói quen ăn uống... của bé. Chính vì thế, các mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi đổi sữa để đảm bảo sức khỏe cũng như tiến trình phát triển của bé.

1. Khi nào mẹ nên đổi sữa cho bé?

Nếu mẹ thấy bé có một số biểu hiện dưới đây, mẹ nên cân nhắc đến việc đổi sữa cho con:

  • Bé bị tiêu chảy sau khi uống sữa: hệ tiêu hóa của các bé còn vô cùng nhạy cảm, nếu mẹ thấy bé bị tiêu chảy 3 - 5 ngày sau khi uống sữa, cần ngưng uống sữa đó ngay và đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra. 
  • Bé nôn trớ sau khi uống sữa: Nguyên nhân gây nôn trớ có thể do mùi vị bé không thích hoặc trong sữa có thành phần không hợp với hệ tiêu hóa của bé.
  • Cơ thể bé bị phát ban, nổi mẩn: đây là cơ thể phản ứng lại với những tác nhân xấu, có thể bé đang dị ứng với một số thành phần trong sữa, nếu bé có biểu hiện này mẹ cần cân nhắc đổi sữa cho bé
  • Bé khóc không chịu hợp tác: Bé không thích mùi vị của dòng sữa này

>>> NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CAI SỮA CHO BÉ

2. Đổi sữa cho bé cần lưu ý những điều gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa, đường ruột vô cùng nhạy cảm và non yếu, vì thế mẹ cần lưu ý một số điều trong việc đổi sữa nhằm đảm bảo bé hệ tiêu hóa của bé luôn được khỏe mạnh:

Mẹ cần quan sát xem bé có phản ứng như thế nào đối với sữa mới

2.1. Khuyến khích trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi lẽ trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tự nhiên cũng như các loại kháng thể quý mà nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tạo ra chúng nhưng không được. Mẹ nên nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi sinh, hạn chế căng thẳng, bổ sung dưỡng chất đầy đủ để cơ thể tiết sữa nhiều hơn, chất lượng hơn.

2.2. Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của bé

Một trong những sai lầm nghiêm trọng của các mẹ chính là thấy bé chậm lớn liền nghĩ sữa hiện tại không đủ dinh dưỡng để phát triển. Nên cho bé sử dụng loại sữa khác với độ tuổi của bé với mong muốn nhiều dinh dưỡng hơn. Điều này gây quá tải cho hệ tiêu hóa của bé, cơ thể không hấp thụ hết dẫn đến dư thừa. Hiện nay, các nhà sản xuất sữa công thức đều phân định độ tuổi phù hợp với từng dòng sữa giúp mẹ lựa chọn dễ dàng hơn.

>>> DẤU HIỆU BÉ KHÔNG HỢP VỚI SỮA CÔNG THỨC MẸ NÊN BIẾT

2.3. Chỉ nên đổi sữa cho bé khi cần

Trong trường hợp bé uống sữa mà các chỉ số tăng đều, mẹ nên duy trì cho bé uống loại sữa này, Ngược lại, nếu mẹ thấy bé không hợp sữa, mẹ hãy theo dõi các biểu hiện ở trên, và suy nghĩ xem có nên đổi sữa cho bé hay không.

- Để bé làm quen dần dần: khi bắt đầu đổi sữa, mẹ không nên dừng ngay dòng sữa cũ, mà nên để bé làm quen dần dần bằng cách cho bé ăn lượng nhỏ. Mẹ có thể tham khảo cách sau:

  • Pha sữa mới với tỉ lệ bằng 1/3 tổng lượng sữa trong 2 - 3 ngày và quan sát phản ứng của bé. Nếu bé không có những biểu hiện như bú ít, bỏ bú, tiêu chảy...., mẹ tăng tỉ lệ bên dưới.
  • Pha tỉ lệ sữa mới bằng 1/2 tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé có những biểu hiện trên trong vòng 2 - 3 ngày không.
  • Lượng sữa mới tiếp tục được tăng lên bằng 2/3 tổng lượng sữa và mẹ quan sát bé có biểu hiện bất thường trong 2 - 3 ngày không.
  • Sau quá trình này, nếu bé không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ chuyển sang cho bé uồng sữa mới hoàn toàn.

>>> TRẺ SƠ SINH UỐNG SỮA CÔNG THỨC MÀ KHÔNG TĂNG CÂN, MẸ PHẢI LÀM SAO?

2.4. Tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng sữa và hướng dẫn của nhà sản xuất

Một số nguyên tắc mà mẹ cần tuân thủ khi cho bé dùng sữa công thức bao gồm:

  • Luôn chú ý đến hạn sử dụng của sữa và chỉ sử dụng sữa trong vòng 4 tuần sau khi mở nắp. Sau thời gian này, nếu bé không dùng hết, mẹ bỏ sữa cũ đi và cho bé dùng hộp mới.
  • Đảm bảo vệ sinh khi pha sữa cho bé như rửa sạch tay và tiệt trùng bình sữa trước khi pha.
  • Không nên hâm lại sữa thừa cho bé.
  • Sữa sau khi pha mà chưa dùng đến, mẹ bảo quản trong tủ lạnh 24h và sử dụng nước ấm hoặc máy hâm để hâm sữa cho bé.
  • Tuân thủ đúng về nhiệt độ nước và đơn vị đong sữa của nhà sản xuất. Mẹ không tự ý pha nhiều hơn, hoặc ít hơn so với tỉ lệ mà nhà sản xuất đưa ra.

Tuân thủ nguyên tắc và chỉ dẫn của nhà sản xuất

>>> SỮA BÍ ĐỎ - BÍ QUYẾT CHO BÉ TĂNG CÂN "VÙN VỤT"

Đổi sữa cho bé sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của bé. Chính vì thế mẹ cần theo dõi rõ biểu hiện của bé xem có cần thiết phải đổi sữa cho bé hay không, nếu có, trong quá trình đổi sữa, mẹ nên tham khảo cách làm mà Giasiday.vn đã đề cập ở trên để tránh gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé.

 

 

 

Bạn đang xem: Những điều cần biết khi đổi sữa cho bé
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: