Làm sao để hạn chế bé bị trớ sữa?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 06.05.2022

Trớ sữa là biểu hiện xảy ra khi sữa đã được nuốt xuống dạ dày trào ngược lên thực quản họng của bé. Trớ sữa cũng tùy thuộc nhiều nguyên nhân khác nhau như bú cữ quá no, bụng bé đầy hơi không ợ hơi được, dị ứng thức ăn hoặc đùa giỡn quá nhiều ngay sau khi ăn…

Một số nguyên nhân dẫn gây trớ sữa ở bé

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, do đó ba mẹ nên để ý dung tích sữa vừa đủ với bé:

  • Bé vừa được sinh 1 ngày:1 cữ bú tương đương 1 – 1.5 thìa café nhỏ, tương đương 5-7 ml
  • Bé sinh được 3 ngày: mỗi cữ bú khoảng 5 thìa nhỏ, tương đương 22-27ml
  • Bé sinh được 1 tuần: khoảng 45-60ml
  • Hơn 1 tuần: 70ml cho mỗi cử bú
  • Bé từ 1 – 6 tháng tuổi: 80-150ml

Nếu ba mẹ cho bé bú nhiều hơn dung lượng trên cũng sẽ gây hiện tượng trớ sữa

Độ chắc của tâm vị của trẻ:

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh nên chưa hoàn chỉnh do đó tâm vị (cơ vòng giữa dạ dày và thực quản) - là van 1 chiều cho phép thức ăn đi vào 1 chiều từ thực quản và dạ dày và chống trào ngược lại - còn yếu nên khi bị kích thích (đầy hơi, khó tiêu, quá no) trẻ rất dễ bị trớ sữa..

Vị trí của tâm vị và thực quản:

Cổ dạ dày và và thực quản của bé nằm thẳng hàng, chứ không có góc gập ở tâm vị như ở dạ dày trưởng thành, nên cũng dễ gây trớ sữa.

Vị trí của cơ vòng thực quản

Thời gian tiêu hoá:

Hệ tiêu hoá sơ sinh chưa hoàn chỉnh nên việc tiêu hoá diễn ra khá chậm. Thời gian tiêu hóa đối sữa mẹ khoảng 45 phút, đối với sữa công thức khoảng 80 phút. Các dưỡng chất dư không tiêu thụ được sẽ gây khó tiêu dẫn đến bé bị trớ sữa.

Dị ứng:

Một số bé có thể dị ứng, trong một thời gian nhất định, một số protein động vật trong sữa công thức, hoặc không hợp với một số chất trong khẩu phần của mẹ.

Trớ sữa càng sớm càng thường xuyên, thì tâm vị càng dễ bị kích thích, dẫn đến tình trạng nặng hơn, từ trớ sữa sinh lý sang trào ngược thực quản bệnh lý. Nên các mẹ cần có cách khắc phục càng sớm càng tốt để tránh trớ sữa chuyển thành bệnh lý.

Phân biệt trớ sữa (sinh lý) và trào ngược thực quản (bệnh lý)

Trớ sữa thông thường:

Trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng trớ 1 ít sữa sau khi bú, có thể nấc cục, ho nhẹ. Hiện tượng này là bình thường, bé phát triển mạnh khoẻ bình thường và không có gì phải lo lắng.

Trớ sữa nặng/ trào ngược:

Bé bị ói thường xuyên, ói phun thành vòi, cáu gắt, khóc nhiều, bỏ bú, tăng cân chậm, khó dỗ ngủ,… Dây là những biểu hiện nghiêm trọng cần phải đưa được bác sĩ. Nếu để lâu, sữa trào người ra thành vòi thường xuyên sẽ khiến bé bị mất nước, mất đi dịch dạ dày và men tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, dịch ói có thể trào ngược vào phế quản, phổi, tai gây viêm nhiễm.

Tác hại khi bé nôn trớ liên tục

Tuy nhiên, bé hay bị trớ sữa/trào ngược dạ dày/ói liên tục những vẫn tăng cân béo phì là do dạ dày của bé bị giãn từ khi sơ sinh bởi thói quen cho bú nhiều hơn dung tích dạ dày của bé. Điều này hoàn toàn không tốt, bởi hệ tiêu hóa và hệ bài tiết non nớt của bé đang làm việc quá sức, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của những cơ quan khác sau này.

Chăm sóc bé đúng cách để bé không bị trớ sữa khi uống:

Hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi

Đảm bảo bé bú đúng bằng dung tích dạ dày ngay từ khi sinh ra. Bé bú mỗi cữ vừa đủ và để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày các mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn.

Tư thế uống sữa

Trẻ bú mẹ ngay từ sơ sinh, giảm nhiều nguy cơ trào ngược này, do lượng sữa non của mẹ đúng bằng dung tích con, sữa mẹ xuống từng đợt và có độ béo tăng dần trong cữ bú giúp bé nhận biết cảm và tự động dừng bú khi đầy dạ dày sữa mẹ không kích thích gây dị ứng bú mẹ đúng cách bé không bị nuốt không khí cùng với sữa sữa mẹ nhẹ bụng, dễ tiêu.

Để hạn chế nôn trớ do bú sai cách, hãy bế trẻ trên 1 đường thẳng, một tay đỡ đầu, một tay nâng mông, giữ người trẻ áp sát vào cơ thể mẹ, mặt quay vào vú, mũi đối diện núm vú. Nếu bé bú 2 bên 1 cữ, nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.

Còn với trẻ bú bình, tránh để bình sữa nằm nghiêng và cần giữ đầu ti luôn đầy sữa để trẻ không hít phải không khí vào bụng.

Lưu ý sau khi cho bé uống sữa

Tránh kích động đùa giỡn các trò chơi hoạt động chân tay, các trò chơi gây cười nhiều với bé sau cữ bú.

Đặt bé nằm ngủ trên nệm có độ dốc, đầu cao hơn dạ dày. Sử dụng gối chống trào ngược Loại gối này được khuyên dùng với trẻ thường xuyên trớ sữa. Gối được thiết kế với độ dốc 15 độ. Với độ dốc này, thức ăn sẽ xuôi xuống và được giữ lại tại dạ dày của trẻ, tránh đẩy ngược trở lại dẫn tới hiện tượng nôn trớ.

Và có thể kê gối lưng để bé nằm nghiên trái, bé sẽ cảm giác dạ dày êm hơn, và dễ ngủ hơn

Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé

Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và có dung tích nhỏ vậy nên thay vì cho con bú quá nhiều trong 1 lần khiến dạ dày bị căng tức và trớ thì hãy chia nhỏ thành nhiều lần hơn trong ngày.

Các cữ bú cần cách nhau từ 2 – 3 giờ với trẻ dưới 6 tháng và 4 giờ với trẻ trên 6 tháng là phù hợp nhất.

Không để bé nằm ngay sau khi ăn

Sau khi trẻ bú xong mẹ hãy nhẹ nhàng bế đứng trong khoảng 15-30 phút và vỗ nhẹ vào phần lưng giữa 2 bả vai giúp trẻ ợ hơi, loại bỏ bớt lượng khí thừa trẻ nuốt vào dạ dày – chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ nôn trớ.

Nới lỏng quần áo

Quấn tã chật hay mặc quá nhiều quần áo khiến thành bụng và dạ dày của trẻ bị chèn ép, dồn nén sẽ gây nên nôn trớ. Vì vậy khi cho trẻ bú hoặc ăn nên lưu ý nới lỏng quần áo ở khu vực bụng hoặc mặc đồ thông thoáng để đảm bảo trẻ luôn thoải mái.

Có thể mẹ quan tâm:

>>> Vấn đề rối loạn tiêu hóa mẹ đã biết?

>>> Dưỡng chất cho não bộ của bé phát triển

>>> Tổng hợp sữa công thức bổ sung chất xơ cho bé

>>> Mách mẹ phương pháp xây dựng hệ miễn dịch toàn diện cho con

 

Bạn đang xem: Làm sao để hạn chế bé bị trớ sữa?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: