Vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ mẹ đã biết?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 04.05.2022

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên trẻ dễ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy….

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ và việc khắc phục kịp thời sẽ giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt, bắt kịp đà tăng trưởng.

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa chính là một trong những chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có biểu hiện các cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, gây đau bụng và thay đổi cơ chế tiêu hóa thức ăn ở trẻ.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời, nhưng nếu kéo dài sẽ gây nên thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con trẻ.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Cấu trúc hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ ở những tháng tuổi đầu đời chưa hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng. Sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa còn yếu nên dễ dàng bị tấn công bởi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus… Hơn nữa, dạ dày của trẻ nhỏ có cấu tạo nằm ngang, dung tích nhỏ, cơ đàn hồi ít nên dễ bị trào ngược…

Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh có thể diệt vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi khi vào cơ thể, do đó gây mất cân bằng sinh thái đường ruột dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Môi trường kém 

Môi trường có chất lượng vệ sinh kém từ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm sẽ chứa nhiều tác nhân gây bệnh. Khi chúng xâm nhập vào đường ruột sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn không phù hợp

Số lượng, cấu trúc cũng như loại thức ăn không phù hợp cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Đó là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn hoặc sữa lượng đạm và chất béo không phù hợp cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú trọng đến khâu đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến đồ ăn cho trẻ.

Bệnh lý bẩm sinh đường tiêu hóa

Có 1 số ít các vấn đề rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân là do các bệnh lý bẩm sinh. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp và đảm bảo an toàn.

Những dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi bị rối loạn tiêu hóa thường bé sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

Dấu hiếu khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hay nôn trớ

Nôn trớ là tình trạng cơ thể gắng sức đẩy ngược thức ăn trong dạ dày ra ngoài, rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây nôn trớ thường gặp là: lượng sữa nhiều khiến bé bú quá no hoặc các cữ bú có thời gian gần nhau khiến bé không tiêu hóa kịp, tư thế nằm bú không đúng…

Để hạn chế tình trạng nôn trớ ba mẹ cần chú ý chia nhỏ lượng sữa của trẻ, cách đều cử bú để bé có thể tiêu hóa hết, tránh để bé bú quá no, cho nằm bú đúng tư thế,…

Nếu như bé nôn trớ nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì ba mẹ cần phải cho bé đi khám bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Tiêu chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do trẻ bị dị ứng với đạm trong sữa, không dung nạp lactose hoặc đồ ăn không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột….
Nếu tình trạng tiêu chảy nhiều và kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó mẹ cần phải theo dõi bé thường xuyên để đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời.

Táo bón

Trẻ đi ngoài không thường xuyên, khi đi phân khô rắn, bụng căng cứng, khó chịu khi đi ngoài…..Từ đó khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
Nguyên nhân gây táo bón có thể là do lượng chất lỏng chưa đủ, mẹ cho trẻ bú cũng bị táo bón, bé ăn ít chất xơ, không ăn rau quả…Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Nhiều trẻ mới đi học thường nhịn đi vệ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho phân tích tụ lâu trong đại tràng và gây nên táo bón.

Làm gì để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa?

Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn cho con bú phải đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Nguồn thực phẩm phải đảm bảo sạch, chất lượng, an toàn vệ sinh. Nếu có điều kiện về kinh tế, mẹ nên tham khảo nguồn thực phẩm organic để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.  

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm về thực phẩm organic đạt chuẩn "USDA Organic"

Với các bé uống sữa công thức mẹ cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch tay và tiệt trùng dụng cụ (bình, núm, cốc, muỗng,...) trước khi pha sữa cho bé, cho bé uống ngay sau khi pha và không được cho bé uống sữa đã pha sau 1 tiếng,….

Với bé trên 6 tháng tuổi

1. Chế độ dinh dưỡng

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, đạm gây khó tiêu. Thực phẩm cho bé cần được chế biến chín kỹ, dạng mềm, dễ tiêu hóa.

Chia nhỏ lượng thức ăn theo từng bữa phù hợp với khả năng của bé.

Nên bổ sung chất xơ từ rau củ và lợi khuẩn từ sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

>>> Tham khảo thêm: Sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Tập cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn lựa nguyên liệu và trong khâu chế biến đồ ăn cho bé.

Rèn luyện cho bé thói quen ăn chậm nhai kỹ thức ăn để giúp tiêu hóa tốt hơn. Khi nhai kỹ, thức ăn được cắt nhỏ và nhào trộn với các enzym tiêu hóa vì thế mà giúp tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

2. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Tránh cho trẻ ngậm, mút tay và đưa đồ chơi không sạch vào miệng. Rửa tay cho trẻ thường xuyên hoặc sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh…Người lớn hay tiếp xúc với trẻ thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định.

Trẻ vận động nhiều hơn như tập thể dục, chơi thể thao cũng giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, không nên cho trẻ vận động ngay sau khi ăn tránh đau bụng.

Mẹ cần biết:

>>> 5 điều cần lưu ý khi sử dụng sữa Meiji

>>> Dấu hiệu bé không hợp với sữa công thức

>>> Nguyên tắc "vàng" khi đổi sữa cho bé

3. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Với bất kỳ loại thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa nào như men tiêu hóa, men vi sinh,… để đảm bảo an toàn và có hiệu quả, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng cho trẻ. Tránh tùy tiện dùng thuốc bởi có thể gây ra những tác dụng phụ, có hại cho cơ thể non nớt của trẻ.

Bài viết trên đây là những bật mí các cách hay cho mẹ để phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Chúc các mẹ áp dụng thành công và hiệu quả!

Bạn đang xem: Vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ mẹ đã biết?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: