Mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén khi mang thai

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 01.11.2022

Tình trạng ốm nghén khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những biểu hiện tiêu biểu như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, cảm giác rất thèm ăn một món nào đó… 

Tình trạng ốm nghén khi mang thai

Bắt đầu từ tuần thứ 4 đến 6 của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện của ốm nghén rõ ràng. Khi thai kỳ đã được 12-20 tuần tuổi, các triệu chứng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp mẹ bầu có tình trạng ốm nghén kéo dài cả thai kỳ.

Tình trạng ốm nghén ở mỗi mẹ bầu cũng không giống nhau. Có mẹ bầu ít ốm nghén, chỉ có cơn buồn nôn ngắn, thường gặp vào buổi sáng. Nhưng cũng có những mẹ bầu ốm nghén rất nặng, buồn nôn và nôn liên tục kéo dài hàng giờ mỗi ngày. Nếu mẹ bầu ốm nghén nặng, nôn nhiều thì cần bù thêm lượng chất lỏng để tránh bị mệt mỏi và mất nước.

>>> Bí quyết nhanh lành vết mổ sau sinh

Nếu tình trạng nôn nghén nặng mà không thấy thuyên giảm, mẹ bầu cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để tìm ra những biện pháp khắc phục phù hợp để giảm bớt sự khó chịu trong thời kì thai nghén.

Ốm nghén khi mang thai xuất hiện vào tuần thứ 4-6 của thai kỳ

Những mẹ bầu nào dễ bị ốm nghén?

Có nhiều rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu khi mang thai:

  • Mẹ hoặc chị em gái trong gia đình của mẹ bầu có tiền sử bị ốm nghén khi mang thai.
  • Mẹ bầu đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước (nhẹ hoặc nặng).
  • Cơ thể dễ bị say xe, đau nửa đầu, nôn mửa,...
  • Thai phụ có nguy cơ hoặc đang bị béo phì, thừa cân
  • Mang đa thai
  • Stress, căng thẳng khi mang thai…

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa và trị ốm nghén triệt để và hiệu quả. Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ tự giảm dần đi sau tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ nhé.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi không?

Tình trạng ốm nghén khi mang thai thường không gây hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan điều đó. Mẹ bầu cần phải tìm cách khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước và điện giải, tránh tình trạng bị mất nước hoặc giảm cân quá mức, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Nếu có thể của mẹ bầu mất nước quá mức, sẽ dẫn đến rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối.

>>> Tổng hợp những thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh

Thời điểm tốt nhất để khắc phục ốm nghén khi mang thai

Mẹ bầu ốm nghén, liên tục buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khác và trở nên khó điều trị hơn. Do đó, các chuyên gia và bác sĩ đềuy khuyến nên cáo nên đến thăm khám để có cách khắc sớm tình  trạng ốm nghén, không có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bí quyết giúp mẹ bầu giảm ốm nghén khi mang thai

Mẹ bầu có thể tham khảo các phương pháp sau đây để có thể giảm ốm nghén khi mang thai:

  • Chia nhỏ bữa ăn: mẹ bầu nên chia ba bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa). Bởi vì khi mẹ đói, dạ dày trống có thể gây cảm giác buồn nôn và nôn, nên khi mẹ chia nhỏ bữa ăn sẽ giảm được tình trạng ốm nghén. Khẩu phần ăn của mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, cá, đậu,… tăng cường các thực phẩm giàu xơ và vitamin như rau, củ, quả đồng thời ăn vừa đủ các loại thực phẩm giàu chất béo và tinh bột.

Một số cách giảm ốm nghén cho mẹ bầu ( Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn)

  • Mẹ có thể chuẩn bị sẵn một ít bánh mỳ hoặc bánh quy ở đầu giường để ăn nhẹ vào buổi sáng nhằm giảm cảm giác buồn nôn lúc sáng sớm.
  • Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1600 – 2200ml). Mẹ bầu nên uống từng ngụm nhỏ, bắt đầu từ khi vừa ngủ dậy.
  • Tránh tiếp xúc với các thực phẩm có mùi vị kích thích như thịt sống, cá sống, những đồ cay nóng,…
  • Gừng là thực phẩm có tính nóng, làm ấm bụng, có tác dụng giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Một số gợi ý cho mẹ đó là: Trà gừng, kẹo gừng, mứt gừng,...
  • Luôn vệ sinh phòng ở của mẹ bầu sạch sẽ, thông thoáng
  • Mẹ bầu nên chuyển sang làm những công việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tâm sự cùng những người thân yêu để giúp tinh thần thoải mái và thư giãn.
  • Tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp theo tình trạng cơ thể mẹ bầu: đi bộ, yoga, hít thở và tắm nắng,…

Một số cách giảm ốm nghén cho mẹ bầu ( Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn)

Có nên gặp bác sĩ khi bị ốm nghén

Khi tình trạng ốm nghén của bạn kéo dài, không thuyên giảm, không giữ được thức ăn ,nước cùng những biểu hiện sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn:

  • Nôn nhiều không giữ được thức ăn nước uống trong suốt 24h
  • Mệt mỏi choáng váng, kiệt sức
  • Không thể đi tiểu được hoặc nước tiểu có màu sẫm
  • Đau bụng, nôn ra máu
  • Sốt cao trên 38 độ C

Nếu bạn thường xuyên gặp những vấn đề trên khi ốm nghén thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được tư vấn giải pháp tốt cho mẹ và thai nhi.

 

Bạn đang xem: Mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén khi mang thai
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: