Di chứng hậu Covid-19: Nguy hiểm cho người bệnh xương khớp.

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 18.04.2022

Tùy theo từng cơ địa mà mỗi người sẽ có những di chứng theo mức độ nặng nhẹ khác nhau sau khi nhiễm Covid-19. Thời gian xảy ra những di chứng này có thể kéo dài từ 12 tuần đến 6 tháng với các biểu hiệu phổ biến của bệnh xương khớp là: đau nhức kéo dài, đau cơ, sưng khớp, cứng khớp.

Bệnh nhận sẽ có cảm giác như kim châm và yếu ở tay hoặc chân ở những vị trí đau nhức phổ biến là vai và lưng . Các vấn đề về khớp và cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể (vừa đau, cứng, tê ở cánh tay và yếu một số cơ).

Bệnh xương khớp gia tăng do COVID-19

Đau nhức xương khớp là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân nhiễm COVID-19, cơn đau khớp xảy ra đối với F0 thường trong độ tuổi từ 25 đến 65 tuổi. Đặc biệt, F0 sau khi khỏi bệnh vẫn phải chịu tình trạng đau khớp dai dẳng.

Lưng, vai gáy là những chỗ đau phổ biến.

Những di chứng xương khớp có thể xảy ra ở một người bình thường khi mắc COVID-19 và khỏi bệnh, bao gồm:

Viêm khớp phản ứng: ở dạng viêm này vi khuẩn làm đau khớp, cột sống ở thắt lưng, đặc biệt là đau vùng cổ gáy, đau khớp chi dưới và cả viêm khớp nặng. Tuy nhiên, viêm khớp phản ứng có thể điều trị cắt đứt bệnh, không tái phát.

Viêm khớp tự miễn: Trường hợp bệnh nhân mắc Covid có cơ địa đặc biệt và nhạy cảm, các cơ địa sẽ phản ứng về đáp ứng miễn dịch trở nên bất thường hơn. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện đau khớp miễn dịch như đau cột sống, viêm khớp dạng thấp. Dạng viêm khớp này thường kéo dài, mức độ càng ngày càng tăng.

Collagen có vai trò quan trọng trong cấu tạo sụn ở các khớp

Do vậy, khi gặp các vấn đề về xương khớp, bệnh nhân nên thăm khám kịp thời. Nếu bệnh nhận đang ở giai đoạn đầu của viêm khớp tự miễn được điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp ở bệnh nhân mắc Covid-19

Một trong nguyên nhân gây nên cơn đau khớp và các vấn đề xương khớp khác ở bệnh nhân từng mắc COVID-19 phải kể đến phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus gây ra. 

Virus SARS-CoV-2 khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, phóng thích quá mức cytokines ( chất tiền viêm) gây ra sự phân giải sụn, dẫn đến đau khớp và làm tiến triển các bệnh viêm xương khớp đồng thời cũng tự tấn công các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể. Tình trạng này gọi là viêm khớp tự miễn, có thể xảy ra ngay cả ở bệnh nhân đã hồi phục COVID-19. Vì vậy, sau khi bệnh nhân đã âm tính vài tuần hoặc vài tháng nhưng vẫn phải chịu tác động của các triệu chứng yếu hoặc đau ở xương, sưng khớp, cứng khớp, tê nhức chân tay, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng,...

Cytokine tấn công đến các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể

Đồng thời, đây cũng là cơ chế dẫn đến thoái hóa khớp - căn bệnh mạn tính khiến bệnh nhận gặp khó khăn trong sinh hoạt, lao động và thậm chí không thể làm chủ cuộc sống.

Lạm dụng hoặc tự ý sử dụng dùng một số loại thuốc trong điều trị Covid-19 cũng có thể gây đau xương khớp và hoại tử xương.

Phản ứng viêm tấn công mạnh mẽ lên màng hoạt dịch sẽ khiến khớp hư tổn nhanh chóng, gây đứt gãy các sợi collagen. Từ đó sự đàn hồi kết nối của mô sụn trở nên yếu đi, không còn dẻo dai bền chắc. Viêm còn  khiến cho dịch khớp không còn đảm bảo về số lượng và chất lượng để bôi trơn, gây đau nhức cơ xương khớp nói chung hoặc làm tái phát cơn đau nhức ở người bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gai đốt sống,…

Mô phỏng viêm khớp dạng thấp

Khi mắc Covid-19, người bệnh ít hoạt động, phải nằm trên giường lâu ngày, dùng nhiều loại thuốc. Sẽ dẫn đến khi bệnh nhân khỏi bệnh sẽ dễ bị đau nhức, cứng khớp và yếu cơ. Trong và sau khi mắc Covid-19, mức độ đau sẽ gia tăng nếu trước đó người bệnh đã có tiền sử đau nhức xương khớp.

Vì vậy, mọi người cần phải chủ động chăm sóc xương khớp càng sớm càng tốt ngay sau để cải thiện tình trạng đau nhức dai dẳng và những di chứng ảnh hưởng đến vận động.

Giải pháp cải thiện an toàn

Với những người sau khi khỏi Covid-19 cần có một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để hồi phục dần sức khỏe, cải thiện tình trạng đau nhức của di chứng hậu Covid-19. Người bệnh nên xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bộ môn hoặc bài tập phù hợp, điều hòa miễn dịch cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng, vẫn động và sinh hoạt hàng ngày.

Xây dựng thực đơn hàng ngày phong phú, cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như protein, đường tự nhiên, acid béo, vitamin và khoáng chất. Nên tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường tổng hợp, muối. Không nên uống bia rượu và chất kích thích.

Gợi ý những thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên ăn và không nên ăn

Tắm nắng trong khoảng 20 phút lúc 7- 8h sáng, việc này giúp hấp thụ lượng vitamin D tự nhiên dồi dào trong tự nhiên, tăng khả năng tổng hợp canxi cho xương khớp chắc khỏe.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc: cần ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày, giữ tinh thần luôn thoải mái thư thả.

Tránh duy trì một tư thế quá lâu, sau khoảng 30-60 phút cần được giải lao và vận động thay đổi tư thế của cơ thể.

Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể bằng cách kiểm tra cân nặng thường xuyên. Bởi cân nặng quá mức kiểm soát cũng sẽ tạo thêm áp lực lên khớp, khiến khớp nhanh đau và mỏi hơn.

Cần bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, thực phẩm hỗ trợ giảm đau để và cải thiện các biến chứng của bệnh. Một trong số những thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp đang được nhiều người tin dùng hiện nay là Viên Uống Bổ Khớp Kirkland Glucosamine HCI 1500mg With MSM 1500mg của Mỹ.

Viên Uống Bổ Khớp Kirkland Glucosamine HCI 1500mg With MSM 1500mg là một trong những sản phẩm tiêu biểu của nhà Kirkland Signature. Với hàm lượng bổ sung 1500mg Glucosamine kèm theo hoạt chất MSM 1500mg.

>>> Xem tham khảo: Bổ Sung Canxi Kirkland Calcium Citrate Magnesium And Zinc 500 Viên

Viên Uống Bổ Khớp Kirkland Glucosamine HCI 1500mg With MSM 1500mg

Đây là 1 tổ hợp hoạt chất hiệu quả trong việc hỗ trợ khả năng vận động, bôi trơn các khớp xương, duy trì trạng thái khỏe mạnh cho sụn và các tế bào xương. Chất này là một thành phần đặc biệt không thể thiếu khi kết hợp với Glucosamine để tạo nên Collagen giúp cho khớp và xương khỏe mạnh.

Nếu tế bào của cơ thể bắt đầu chịu áp lực đến từ môi trường bên ngoài, nó sẽ bị tổn thương dẫn đến viêm và trương phù lên. Vai trò của MSM chính là loại bỏ việc chịu lực áp đối với các tế bào qua đó sẽ giảm các cơn đau và loại bỏ nó một cách tối đa.  

Khi bệnh nhân thamg gia vào quá trình điều trị bệnh cơ xương khớp cần kiên trì, không nên chủ quan và điều trị kiểu đau mới chữa, đau mới uống thuốc. Bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp hậu COVID-19 cần có lộ trình điều trị phù hợp, khoa học, duy trì việc sử dụng sản phẩm đúng và đủ liệu trình để đạt được kết quả tốt nhất. 

Bạn đang xem: Di chứng hậu Covid-19: Nguy hiểm cho người bệnh xương khớp.
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: