Vì sao bé ăn không tiêu, thường bị nôn? Làm sao để khắc phục?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 25.12.2023

Chắc hẳn rất nhiều mẹ bỉm đã gặp trường hợp bé ăn không tiêu, chướng bụng và thường bị nôn. Thậm chí một số bé còn bị sốt, quấy khóc khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng. Bài viết hôm nay, Giasiday.vn sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này và có hướng xử hiệu quả. Mẹ cùng theo dõi nhé!

Biểu hiện khi bé ăn không tiêu

Chứng khó tiêu ở trẻ là tình trạng rối loạn tiêu hóa, có nhiều biểu hiện:

  • Trẻ bị khó chịu, đau râm rang sau bữa ăn.
  • Chướng bụng, bụng căng tròn sau bữa ăn 1-2h
  • Trẻ có biểu hiện ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.
  • Trẻ bị buồn nôn, nôn trớ khi ăn
  • Khó tiểu sẽ khiến bé bị tiêu chảy, táo bón.
  • Trẻ xì hơi nhiều lần.
  • Khi bé ăn không tiêu, sẽ bú kém, chán ăn và ăn rất ít.
  • Khó tiêu khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, đau bụng nên con thường xuyên quấy khóc.

Nếu tình trạng bé ăn không tiêu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến con bị thiếu chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

>>> Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón.

Bé ăn không tiêu, bị nôn do đâu?

Tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn đến từ các nguyên nhân sau:

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Ở giai đoạn đầu ăn dăm, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt và cần thời gian làm quen với việc tiêu hóa thức ăn. Do đó, dễ bị đầy bụng, mắc chứng khó tiêu ở giai đoạn này.

Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ăn không tiêu.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Việc quá chú trọng bổ sung một nhóm chất cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây ra các dấu hiệu khó tiêu như đau bụng, đầy hơi,...

Mẹ có thể massage nhẹ nhàng kích thích tiêu hóa của trẻ

Trẻ ăn không tiêu đầy hơi, bị nôn mẹ cần làm gì?

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mẹ áp dụng cách khắc phục tình trạng khó tiêu khác nhau. Cụ thể:

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi

Nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ để giúp con cải thiện hiệu quả tình trạng bé ăn không tiêu bị đau bụng, đầy hơi,... Tuy nhiên, song song đó mẹ cần chú ý chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường chất lượng sữa, từ đó giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.

>>> Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ tiêu hóa kém

Đối với bé 6 - 12 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã tập ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn đầy đủ và cân bằng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.  Khi bé bị khó tiêu nên ưu tiên chế biến các món mềm như bột, cháo, súp, trái cây mềm,... để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa của bé.

Bên cạnh đó, mẹ có thể thực hiện một vài thao tác massage nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa của bé. Chẳng hạn như đặt bé nằm ngửa rồi nắm chặt phần chân gần đầu gối, đẩy từ từ một chân lên phía ngực còn chân kia đẩy xuống dưới rồi đổi bên. Động tác này sẽ giúp khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài, con không còn bị chướng bụng, đầy hơi nữa.

Bé 12 - 24 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ hãy tăng độ thô của thức ăn cho bé như ăn thêm nui, bún, hủ tíu,… Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của con làm quen nhiều dạng thức ăn rắn, từ đó có thể tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn.

Bé trên 24 tháng

Thời gian này, mẹ đã có thể cho bé tập ăn cơm. Tuy nhiên, mẹ nên tập với số ít và tăng dần số lượng lên để bé thích nghi. Chẳng hạn, mẹ có thể cho trẻ ăn kết hợp 1 bữa cơm cùng 2 bữa cháo trong 3 - 4 ngày. Nếu con không có biểu hiện khó tiêu thì mẹ tăng dần số bữa cơm trong ngày đến khi con có thể ăn cơm 3 bữa 1 ngày.

>>> Mách mẹ 6 cách cải thiện tiêu hóa cho bé yêu cực đơn giản

Thực phẩm nào giúp bé tiêu hóa tốt?

Mẹ nên bổ sung rau xanh và trái cây giàu chất xơ như táo, đu đủ, bí ngô, các hạt ngũ cốc, đậu hà lan,... vào thực đơn để hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng nguồn dinh dưỡng cho bé.

Sữa dê Kabrita - giải pháp tiêu hóa dịu nhẹ từ sữa dê

Ngoài ra, đối với những trẻ hay bị khó tiêu, hệ tiêu hóa kém mẹ nên ưu tiên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa. Hiện nay, nổi tiếng dòng sữa dê Kabrita chứa đạm A2, không chứa đạm A1 và nồng độ as1-casein thấp, giúp tạo mảng sữa đông mềm, cho bé dễ dàng tiêu hóa, hạn chế các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,...

Sản phẩm cũng chứa hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống mầm bệnh bám dính và củng cố các tế bào niêm mạc đường ruột khỏe mạnh để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe hơn. Ngoài ra, mẹ có thể yên tâm rằng sữa Kabrita mang đến cho bé yêu nguồn dinh dưỡng sạch, dịu nhẹ và an toàn cùng mùi vị dễ uống, thanh mát, phù hợp với khẩu vị của bé.

>>> Ti sữa mẹ nhưng bé vẫn dị ứng đạm bò, mẹ nên kiêng ăn gì?

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc vì sao bé ăn không tiêu chướng bụng và cách giúp trẻ khắc phục tình trạng này hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc con tốt hơn, giúp bé lớn khôn khỏe mạnh.

Bạn đang xem: Vì sao bé ăn không tiêu, thường bị nôn? Làm sao để khắc phục?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: