-
- Tổng tiền thanh toán:

Trẻ bị ho kéo dài phải làm sao?
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 05.10.2022
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để giúp đường thở được thông thoáng, trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan ở trẻ kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.
Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân tình trạng trẻ ho liên tục ở bài viết dưới đây. Và cùng tìm ra cách giảm ho cho trẻ thông qua các cách sau nhé.
Ho kéo dài là gì?
Ho kéo dài ở trẻ em là tình trạng trẻ bị ho liên tục trong thời gian dài (trên 4 tuần). Phần lớn các trường hợp ho khan kéo dài thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 2 – 3 tuổi. Có khoảng 5 – 10% trẻ ở độ tuổi 6 – 10 tuổi mắc phải tình trạng ho kéo dài. Ho kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của trẻ như: trẻ sẽ ngủ không ngon, hay thức giấc giữa đêm, mệt mỏi, căng thẳng,…
Nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài
Nguyên nhân gây ho kéo dài thay đổi theo tuổi
- Trẻ nhũ nhi (1 – 12 tháng tuổi): ho kéo dài thường do nhiễm virus hô hấp, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao, ho gà…; hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày – thực quản.
- Trẻ nhỏ: ho khan kéo dài do hen phế quản, dị vật đường thở bị bỏ quên, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp,…
- Trẻ lớn: ho lâu ngày do lao, hội chứng chảy mũi sau, hen phế quản, giãn phế quản hoặc ho do tâm lý.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Kinh nghiệm chọn sữa tốt nhất cho bé
Đừng coi thường khi trẻ ho kéo dài
Những trường hợp ho kéo dài nên đưa trẻ đi khám
- Trẻ bú ít, bỏ bú hoặc nặng hơn là không bú được, không uống được sữa.
- Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, khó đánh thức
- Trẻ có tình trạng co giật.
- Trẻ bị khó thở: Khó khăn khi thở, thở khò khè, thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường).
- Trẻ bị ho ra máu.
- Cơn ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (do dị vật đường thở).
- Ho kèm sốt cao.
- Ho khạc ra đờm có màu xanh – vàng, dặc, mùi hôi khó chịu.
- Trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi.
Cách điều trị bệnh ho liên tục ở trẻ
Dưới đây là những phương pháp có thể hỗ trợ điều trị tình trạng ho kéo dài ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo:
- Cho trẻ uống nhiều nước. Cách làm này sẽ giúp dịu họng, giảm ho, làm loãng đờm hiệu quả. Tốt hơn ba mẹ nên cho bé uống nước ấm, hạn chế cho uống nước đá, lạnh.
- Cho trẻ sử dụng một số thảo dược lành tính hoặc bài thuốc trị ho dân gian an toàn như: tắc chưng đường, mật ong, gừng,…Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi. Nếu phải sử dụng kháng sinh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Chỉ sử dụng thuốc ho khi trẻ bị ho quá nhiều dẫn đến trẻ bị đau ngực, mất ngủ, nôn ói,…
4 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị ho
- Tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn hoặc không tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Khi trẻ ho có đờm không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (có chứa thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà nên dùng thuốc long đờm để trị ho hiệu quả.
- Các loại thuốc ho có (dexchlorpheniramine, chlorpheniramine, alimemazin,…) chỉ nên sử dụng cho trẻ bị ho khan kéo dài và đúng chỉ định về lứa tuổi.
- Để trẻ ho quá lâu không đỡ mà không tìm đến bác sĩ.
Nếu trẻ ho kéo dài quá lâu mà không khỏi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay
Cách phòng ngừa trẻ bị ho kéo dài
Bé bị ho là một phản xạ tự nhiên giúp thông thoáng đường hô hấp. Tuy nhiên nếu trường hợp bé ho kéo dài, kèm sốt, có đờm, ho ra máu, bỏ ăn, đau họng, nôn mửa…sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé rất nhiều làm bé mệt mỏi. Vì thế, ba mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé khỏi những cơn ho dai dẳng.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung vitamin C qua thực phẩm
- Thường xuyên cho bé ra ngoài vận động động, tắm nắng. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh.
- Sử dụng điều hoà nhiệt độ phù hợp và thời gian vừa p
- Tiêm ngừa đầy đủ để phòng tránh cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp
- Vệ sinh sạch sẽ, dùng khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc khói bụi
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị viêm hô hấp, cảm cúm.
- Chăm sóc bé kỹ trong giai đoạn thời tiết giao mùa, thất thường.
Đây là những chia sẻ về bệnh ho dai dẳng và liên tục ở trẻ. Bố mẹ nên lưu ý tránh tình trạng để bé ho kéo dài quá lâu, dễ dẫn đến tình trạng khản tiếng, đau rát cổ họng, mệt mỏi dễ dẫn đến phì đại amidan, viêm họng cấp…và các biến chứng nguy hiểm khác. Hy vọng các mẹ đã có cho mình những kiến thức và có thể thực hành ngay khi trẻ có những dấu hiệu trên.