-
- Tổng tiền thanh toán:

Trẻ 2 tháng tuổi không ti đêm có bị còi cọc không?
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 12.02.2025
Rất nhiều ba mẹ lo lắng rằng, trẻ 2 tháng tuổi ngủ suốt đêm không ti sẽ khiến bé dễ bị còi cọc, không phát triển toàn diện tốt. Cùng Giasiday.vn tìm hiểu thông tin thông qua bài viết này nhé.
>>> Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ đi ngoài có mùi chua cực đơn giản
Trẻ 2 tháng tuổi không ti đêm có sao không?
Trường hợp bé không ti đêm nhưng vẫn tăng cân đều đặn và đạt chuẩn, phát triển thể chất tốt, đi tiểu đủ số lần. Ban ngày vui chơi hoạt động tốt, không có dấu hiệu khó chịu thì việc bé ngủ liền mạch và không ti vào ban đêm hoàn toàn không có gì đáng lo ngại. Do đó, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng và không cần phải đánh thức bé để cho bú vào ban đêm.
Ngược lại, trường hợp bé bỏ bú đêm đột ngột, quấy khóc nhiều, tiểu ít, chững cân,... mẹ cần đưa bé đến thăm khám để được tư vấn và loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nguyên nhân trẻ bỏ bú đêm
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bỏ ti đêm
Trẻ bỏ bú đêm thường do các nguyên nhân sau đây:
- Đủ no vào ban ngày, bé sẽ ít có nhu cầu bú đêm hơn.
- Thời gian các cữ bú không đều, các cữ bú ban ngày quá gần nhau sẽ dẫn đến việc bỏ bú đêm.
- Hệ tiêu hóa kém như đầy hơi, khó chịu do bú quá nhiều hoặc do bệnh lý liên quan đến tiêu hóa,... dẫn đến bé bị khó ngủ, quấy khóc và bỏ bú.
- Nguyên nhân sinh lý, những thay đổi thể chất có thể gây khó chịu cho bé như mọc răng, nướu sưng và đau khiến bé quấy khóc và không muốn ti sữa.
- Do sữa có mùi, vị lạ, bé không hợp tác
- Do giật mình giữa giấc và cảm thấy khó chịu
- Thay đổi thói quen về môi trường ngủ, lịch sinh hoạt, ... có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và thói quen bú của bé.
Trẻ sơ sinh đêm bú mấy lần?
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bú đêm từ 2 - 3 lần hoặc nhiều hơn nếu ban ngày bé ti kém, không đủ dinh dưỡng và phải dậy để bú bù. Cũng có những bé chỉ ti đêm 1 lần trong đêm, thậm chí ngủ thẳng giấc đến sáng mà không ti đêm.
Đôi khi bé tỉnh giấc vào ban đêm vì một số vấn đề như khó chịu, bỉm đầy, trời quá nóng hoặc quá lạnh,... khiến con không ngủ được. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng con đói nên cứ cho con bú thêm, thành ra bé bú nhiều lần trong một đêm là vì vậy.
Trẻ không bú đêm có ảnh hưởng gì?
Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, sữa chính là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Vì vậy, việc ti đêm cho bé trong giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của bé.
Trẻ không chịu bú đêm sẽ sụt cân, đề kháng yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn so với những trẻ được bú đủ lượng sữa. Tuy nhiên, nếu bé tăng cân đều đặn, khỏe mạnh thì mẹ có thể cho bé bú theo nhu cầu, không nhất thiết phải cho bé bú đêm.
Khi bé bắt đầu giai đoạn tập ăn dặm, nguồn dinh dưỡng không còn tập trung hoàn toàn vào sữa. Vì vậy, việc ti đêm không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của bé nếu ban ngày đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho nhu cầu của bé.
Bảng lượng sữa theo từng giai đoạn (chỉ mang tính chất tham khảo)
>>> Hướng dẫn pha sữa Aptamil New Zealand số 1, 2, 3 đúng chuẩn
Thời điểm nào nên tập cho trẻ bỏ ti đêm?
Bước vào giai đoạn tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể tập cho bé ngưng ti đêm. Các bác sĩ cũng cho biết bé ở giai đoạn này có thể ngủ thẳng giấc mà không cần tỉnh dậy để ăn đêm, vì vậy mẹ nên cho bé hoạt động nhiều vào ban ngày để con ngủ ngon giấc hơn.
Thêm một lưu ý dành cho mẹ, không nên cho con ăn quá nhiều khi gần đến giờ ngủ. Điều này sẽ khiến con khó chịu do chướng bụng, khó tiêu, dễ thức vào ban đêm, cũng như kén ăn vào ban ngày hơn. Bên cạnh đó, thức ăn dặm cho bé nên có độ loãng như cháo, bột ăn dặm, váng sữa,... để dễ tiêu và giúp bé ngủ ngon, sâu giấc.
>>> So sánh Aptamil New Zealand và Aptamil Anh loại nào tốt hơn?
Cho bé bú đêm như thế nào là đúng cách?
Khi cho con bú, mẹ nên đặt bé ở tư thế nằm để tránh ngạt thở.
Đặt bé gần chỗ ngủ người lớn để mẹ dễ dàng nhận thấy và dỗ bé nếu nửa đêm con thức giấc do muốn bú sữa.
Không nên cho trẻ bú quá nhiều trong cùng một thời điểm vì có thể gây áp lực nặng nề lên hệ tiêu hóa.
Không bật đèn trong phòng trước khi ngủ hoặc ngay cả khi lúc trẻ đang bú đêm với sữa mẹ.
Chuẩn bị sẵn bình nước, bỉm tã hoặc đồ ăn nhẹ để sử dụng nếu cần.
Hy vọng qua những chia sẻ về việc cho trẻ bú đêm thông qua bài viết trên, đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc bé tốt hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Giasiday.vn để được tư vấn thêm nhé!