-
- Tổng tiền thanh toán:

Ti sữa mẹ nhưng bé vẫn dị ứng đạm bò, mẹ nên kiêng ăn gì?
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 19.12.2023
Dị ứng đạm bò là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể hiểu một số thành phần trong đạm sữa là chất gây hại cho cơ thể. Do đó, hệ thống miễn dịch sinh ra phản ứng quá mức, dẫn tới tiêu chảy, phát ban, trào ngược dạ dày…
Tình trạng dị ứng đạm bò không chỉ xuất hiện sau khi trẻ trực tiếp uống sữa bò, mà còn xảy ra trong trường hợp trẻ bú sữa mẹ. Vậy, ti sữa mẹ nhưng bé vẫn bị dị ứng đạm bò, mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì để không ảnh hưởng đến bé? Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ kiêng ăn gì?
Nếu bé xuất hiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò dù đang bú mẹ hoàn toàn, thì mẹ nên kiêng những thực phẩm sau đây ngay lập tức:
Mẹ nên ăn gì, kiêng ăn gì khi trẻ dị ứng đạm sữa bò?
- Các thực phẩm chế biến từ sữa (như sữa đặc, sữa tươi, phô mai, sữa chua, bánh bông lan…).
- Các loại sữa từ động vật khác (như sữa dê, sữa cừu,...).
- Các loại đồ uống có sữa (như cà phê, trà sữa, sinh tố…).
- Trứng.
- Đậu nành.
Thời gian kiêng các loại thực phẩm, đồ uống như trên nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường kéo dài 4 - 6 tuần đầu tiên sau khi trẻ xuất hiện triệu chứng bị dị ứng đạm bò.
>>> Hoạt chất HMO là gì? HMO có tác dụng gì với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Bé dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên ăn uống gì?
Dưới đây là những thực phẩm bổ dưỡng mà mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, để tránh con thiếu hụt dưỡng chất. Đồng thời chúng cũng hạn chế tình trạng dị ứng nghiêm trọng:
Thịt gà
Trong thịt gà rất giàu vitamin B12, không những giúp gia tăng số lượng và chất lượng sữa cho mẹ, mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và cải thiện đề kháng cho bé.
Cá hồi
Cá hồi nổi tiếng là nguồn cung cấp chất đạm và axit béo omega-3 dồi dào. Giúp trẻ phát triển về thể chất, não bộ, thị giác mạnh mẽ.
Nấm
Riboflavin - một dưỡng chất đặc biệt bên trong nấm, dưỡng chất này giúp tăng cường khả năng hấp thu Sắt và trao đổi chất cho bé.
Quả óc chó
Óc chó chứa hàm lượng vitamin B6 cao, có tác dụng thúc đẩy phát triển trí não tối ưu và chuyển hóa chất bột đường, chất đạm ở trẻ.
>>> Đạm Whey là gì? Khi chọn sữa chứa đạm Whey cho bé cần lưu ý gì?
Yến mạch
Yến mạch vừa giàu năng lượng, ít chất béo, vừa chứa nhiều vitamin - khoáng chất, chất xơ. Qua đó giúp mẹ có sữa về nhiều, đảm bảo luôn cung cấp đủ sữa cho nhu cầu của bé.
Các loại đậu
Các loại đậu là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho trẻ dị ứng đạm bò. Thêm nữa, các loại đậu còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa mạnh mẽ nhờ lượng chất xơ cao.
Rau củ và trái cây
Việc mẹ tích cực bổ sung các loại rau củ, trái cây vào bữa ăn sẽ góp phần “tiếp thêm” vitamin - khoáng chất và chất xơ cho bé, thúc đẩy tiêu hóa khỏe, hệ thống miễn dịch vững chắc.
Nước
Nước khi chỉ tăng cường khả năng tiết sữa cho mẹ, mà việc uống đủ nước còn giúp hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu cho bé.
>>> Có nên bổ sung men vi sinh cho bé khi đang uống thuốc kháng sinh?
Những lưu ý khác mẹ cần biết khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng đạm sữa bò thường rất dễ nhầm lẫn với các mẫn cảm sữa bò hoặc bất dung nạp Lactose, bởi các biểu hiện khá tương đồng. Vậy nên, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bị dị ứng, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nhi – Dinh dưỡng, để được xác định đúng bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng đạm bò và đang bú sữa bò công thức kết hợp với bú mẹ thì mẹ nên thực hiện 2 điều quan trọng:
Sữa dê Kabrita với nguồn đạm A2 quý, nâng niu hệ tiêu hóa non nớt của bé
Một là xây dựng lại chế độ dinh dưỡng của mẹ. Hai là thay thế sữa bò công thức hiện tại của con thành sữa bò thủy phân hoàn toàn (loại sữa bò có thành phần đạm sữa được chia nhỏ để trẻ hấp thu dễ dàng hơn) còn gọi là sữa công thức amino acid (là loại sữa dựa trên công thức axit amin tự do, phù hợp với trẻ em bị dị ứng). Qua đó giảm thiểu tối đa tác nhân gây dị ứng tác động không tốt đến trẻ.
Còn nếu trẻ chỉ bị mẫn cảm sữa bò thì mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sữa dê thay thế. Bởi lẽ, sữa dê chứa nguồn đạm quý A2 mềm mịn, dễ tiêu; hoàn toàn không chứa (hoặc chứa rất ít) đạm A1 khó tiêu và nồng độ as1-casein thấp hơn sữa bò. Nhờ đó, trẻ uống sữa dê tiêu hóa nhẹ nhàng, hấp thu trọn vẹn dưỡng chất và ít gặp phải mẫn cảm hoặc rối loạn tiêu hóa.
Từ những chia sẻ trong bài viết, mong rằng mẹ đã trả lời được thắc mắc trẻ bị dị ứng đạm bò mẹ kiêng ăn gì, nên ăn gì. Qua đó, mẹ sẽ có cách chăm sóc thích hợp nhất để con phát triển toàn diện, bắt kịp đà tăng trưởng tiêu chuẩn.