THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CÂN ĐỐI CHO BÉ ĂN DẶM

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 23.07.2022

Khi bước vào giai đoạn tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Ở giai đoạn này, nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên đáng kể. Cung cấp cho bé một "thực đơn dinh dưỡng cân đối cho bé ăn dặm" chính là tiền đề để bé có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé ăn dặm

Giai đoạn này, bé vẫn tiếp nhận dinh dưỡng thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức là chủ yếu. Lượng sữa cung cấp cho bé giao động từ 750 – 1000ml/ngày tùy vào nhu cầu và sức uống của từng bé. Khi lượng thức ăn dặm của bé tăng lên thì mẹ sẽ giảm dần lượng sữa mà bé bú xuống.

Bé tập ăn dặm ăn bao nhiêu bữa trong một ngày?

Bé sẽ ăn khoảng 2 bữa ăn dặm/ngày (chia đều bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). Xen kẽ các bữa ăn phụ như hoa quả chín nghiền, sữa hoặc sinh tố, sữa chua, phô mai… hoặc có thể thay đổi theo nhu cầu và sở thích của trẻ.

Bé ăn dặm nên ăn thực phẩm nào?

Thức ăn chính của bé trong giai đoạn tập ăn dặm nên là bột, cháo loãng, thức ăn nghiền nhuyễn / băm nhỏ và không cần rây.

Mục đích của việc làm này là giúp bé tập làm quen dần với các dạng thực phẩm đặc hơn trước và là bước đệm để trẻ tập ăn cơm sau này.

Thực đơn ăn dặm của bé phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất

Thực phẩm nên nấu ở dạng mềm, đặc hơn sữa, bé có thể dễ dàng nghiền nát bằng lưỡi đồng thời bé có thể tập nhai. Cho ăn 1 lượng nhỏ với thìa riêng của bé, sau đó mới tăng dần số lượng thức ăn lên.

Mẹ cần lưu ý ngoài sữa mẹ/sữa công thức ra, khi bé đến giai đoạn tập ăn dặm mẹ cũng nên bổ sung cho bé các nhóm chất: vitamin A, Vitamin B, vitamin C, protein, đạm, chất xơ, sắt, kẽm,…

Những lưu ý trong giai đoạn bé tập ăn dặm

Trong giai đoạn bé tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu của bé. Song song đó cũng cần phải cân đối các dưỡng chất hợp lý. Tránh ép bé ăn quá nhiều sẽ sinh ra tâm lý sợ ăn, lâu dần sẽ gây nên tình trạng biếng ăn ở bé. Mặt khác, ép bé ăn quá nhiều sẽ gây thừa cân, béo phì,... ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé sau này.

Trong những ngày đầu bé tập làm quen với dạng thức ăn đặc hơn, cứng hơn so với thức ăn trước, có thể bé sẽ chưa thể làm quen ngay được. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ thêm vài ngày và thử lại sau đó. Quá trình tập cho bé ăn dặm là một quá trình cực kỳ gian nan, mẹ hãy kiên trì đồng hành cùng con nhé !

Khẩu phần dinh dưỡng dành cho bé tập ăn dặm

Các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ có thể bổ sung vào bữa chính cho bé:

- Chất đường bột (khoảng 20 – 30g/bữa): gạo, bột ăn liền, bánh mỳ mềm, khoai tây…

- Chất đạm (khoảng 20 – 30g/bữa): cá hồi, thịt gà, phi lê bò, lòng đỏ trứng, thịt lợn, đậu hũ,….

- Chất béo (khoảng 5 – 10ml/ bữa): dầu oliu, mỡ, phô mai, bơ….

- Vitamin và khoáng chất (khoảng 20g/bữa): cà chua, cà rốt, bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành tây….

Ngoài ra, trong bữa phụ mẹ có thể cho bé ăn bánh ăn dặm, trái cây chín, sữa chua….chiếm khoảng 5 – 10% nhu cầu năng lượng hàng ngày của bé.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm (tham khảo)

Cháo gà nấm

Nguyên liệu:

Cách làm:

Gạo nấu nhừ theo tỉ lệ 1 gạo : 7 nước rồi dùng thìa mài vỡ hạt cháo

Thịt gà và nấm cắt thật nhỏ, xào sơ

Cho hỗn hợp gà nấm vào cháo đã ninh nhừ, đun sôi trở lại và cho Meiji thanh đã hòa tan vào khuấy đều

Cháo tôm cải bẹ trắng

Nguyên liệu:

  • Gạo 20 – 25 g
  • Cải bẹ trắng băm nhuyễn, 1 thìa canh
  • Tôm tách vỏ và băm nhuyễn 1 thìa canh.
  • Dầu ăn 1 thìa cà phê

Cách làm:

Gạo nấu nhừ theo tỉ lệ 1 gạo : 7 nước rồi dùng thìa mài vỡ hạt cháo.

Cho tôm vào xào chín với chút dầu ăn.

Cho rau vào nồi cháo đun sôi, cho tiếp tôm đã xào vào đun tiếp.

Cháo trứng

Nguyên liệu:

Cách làm:

Gạo nấu nhừ theo tỉ lệ 1 gạo : 7 nước rồi dùng thìa mài vỡ hạt cháo

Đánh tan lòng đỏ trứng, giảm nhỏ lửa, cho từ từ trứng vào nồi. Vừa đổ vừa khuấy đều tay để trứng không bị vón cục.

Nấu đến khi trứng chín hẳn, cho sữa Meiji thanh đã hòa tan và dầu ăn vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Những lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Thường xuyên thay đổi đa dạng thực đơn, món ăn hàng ngày sẽ giúp bé hào hứng với bữa ăn hơn.

Những món ăn dặm dinh dưỡng cho bé

Ngoài việc bú mẹ, sử dụng sữa công thức và ăn dặm, mẹ cũng nên bổ sung cho bé thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…vì đây đều là những thực phẩm giàu canxi, rất tốt cho sự phát triển thể chất toàn diện của bé trong giai đoạn này.

Đôi khi, mẹ hãy thử thay đổi cách chế biến món ăn bằng việc kết hợp thực phẩm với sản phẩm dinh dưỡng công thức.

Với sữa công thức Meiji thanh nội địa Nhật, bên cạnh việc pha uống trực tiếp, mẹ có thể sử dụng kết hợp với thực phẩm hàng ngày để nấu những món ăn dặm thơm ngon, đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho bé.

Mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm các sản phẩm sữa Meiji TẠI ĐÂY!

Thông qua bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ có thêm cho mình được những thực đơn bổ dưỡng, giúp trẻ ăn ngon và khỏe mạnh hơn, giúp mẹ tiết kiệm thời gian chăm sóc bé.

 

Bạn đang xem: THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CÂN ĐỐI CHO BÉ ĂN DẶM
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: