PHƯƠNG PHÁP HÂM SỮA MẸ ĐỂ BẢO TOÀN DINH DƯỠNG

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 23.04.2022

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu nhất, chứa đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng quan trọng cho bé. Để duy trì nguồn sữa mẹ và kích thích sản xuất tăng sản lượng sữa, nhiều mẹ chọn giải pháp hút sữa và bảo quản vào trong tủ đông. Tuy nhiên, việc hâm nóng sữa không đúng cách sẽ gây mất chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Cùng Giasiday.vn tìm hiểu những lưu ý và phương pháp hâm sữa để bảo toàn dinh dưỡng nhé. 

Sữa mẹ được bảo quản trong tủ đông

Rã đông sữa

Bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng và cần thiết khi hâm nóng sữa, nếu rã đông không đúng cách sẽ làm hỏng sữa, chất lượng sữa sẽ không được đảm bảo. Cách rã đông tốt nhất mẹ nên lấy sữa bỏ vào ngăn mát trong vòng 24 tiếng để được rã đông từ từ. Tránh lấy sữa từ ngăn đông để trực tiếp ở ngoài nhiệt độ phòng hoặc rã đông bằng nước nóng bởi khi thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng sẽ khiến sữa dễ bị hỏng, mất chất dinh dưỡng trong sữa. 

Sữa rã đông đạt yêu cầu là sữa đã tan hoàn toàn,không còn các tinh thể nước đá, dạng lỏng. Sau đó, mẹ cần lắc nhẹ nhàng để sữa được đồng đều với nhau. Lúc này, sữa ở nhiệt độ thường có thể cho bé sử dụng. Nhưng không khuyến khích vì hệ tiêu hóa của bé rất yếu nên cần hâm lại sữa trước khi sử dụng.

Thời gian bảo quản

Sữa ở nhiệt độ phòng trên 26 độ nên sử dụng trong vòng 1 tiếng, dưới 26 độ tối đa là 6 tiếng

Sữa mẹ có thể sử dụng tốt trong vòng 5-6 tháng nếu được trữ trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nhiều khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng sữa trữ lạnh sau 2 tuần, đây là khoảng thời gian có thể bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhất.

Sữa sau khi hâm nóng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tiếng, sau khoảng thời gian này nếu sữa còn thừa mẹ nên bỏ đi, không nên cho bé bú tiếp phần sữa thừa. Do đó, để tránh lãng phí sữa mẹ thì lượng sữa chứa trong mỗi bịch nên bằng lượng sữa bé tiêu thụ trong một bữa.

Các phương pháp hâm sữa phổ biến

1. Ngâm với nước ấm

Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất, mẹ chỉ cần chú ý nhiệt độ nước không quá nóng có thể làm bé bị bỏng hoặc quá nguội không đủ làm ấm sữa. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là khoảng 40 độ. Trong lúc ngâm mẹ cần lưu ý không để nước ngâm rò rỉ vào sữa của bé, ngâm trong vài phút là là có thể sử dụng. Để đảm bảo nhiệt độ cho bé, mẹ nên lắc nhẹ để nhiệt độ trong sữa được tản đều, sau đó cho vài giọt ra tay để thử.

Máy hâm sữa - phương pháp hiện đại

2.Máy hâm sữa chuyên dụng

Sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Tính tiện lợi và nhanh chóng nhưng vẫn bảo toàn dinh dưỡng của sữa tối ưu là lý do được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn. Mỗi máy sẽ có một kỹ thuật hâm nóng khác nhau, do vậy mẹ cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng nhé. 

Những điều "KHÔNG NÊN" khi hâm sữa

Không rã đông hay hâm sữa bằng nước có nhiệt độ trên 70 độ, không hâm sữa bằng lò vi sóng, không đun sôi sữa… vì ở nhiệt độ cao các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ bay hơi, kháng thể bị hao hụt, nhiệt độ sữa quá cao sẽ làm bé bị bỏng.

Không lắc mạnh sữa, khi có tác động mạnh sẽ làm đứt gãy cấu trúc của kháng thể trong sữa, làm mất đi tính năng bảo vệ vốn có của sữa mẹ.

Không hâm sữa mẹ nhiều lần, sữa mẹ chỉ được hâm nóng một lần duy nhất sau khi rã đông. Sữa sau khi hâm nóng chỉ được sử dụng trong vòng 1 giờ, nếu bé bú còn thừa cần phải bỏ đi, không sử dụng lại để làm sữa chua hoặc cho bé bú trong lần tiếp theo. Tuyệt đối không bảo quản tủ lạnh hoặc trữ đông sữa lần nữa. Sữa nhiệt độ ấm là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển, để lâu ở ngoài dễ bị hư, dinh dưỡng hao hụt dù là để trong máy hâm sữa.

Dấu hiệu sữa bị hỏng

Dưới đây là một số đặc điểm của sữa bị hỏng, mẹ cần lưu ý để kiểm tra sữa trước khi cho bé uống nhé:

Sữa mẹ thông thường có mùi đặc trưng riêng, do đó khi sữa có vấn đề sẽ có mùi hôi khác thường. Nếu mẹ phát hiện có mùi hôi thì cần phải bỏ đi.

Khi mẹ lắc nhẹ bình sữa mà thấy váng tan dần thì chất lượng sữa vẫn tốt. Ngược lại, váng sữa không tan, vẫn xuất hiện trên bề mặt thì có nghĩa lúc này sữa mẹ đã bị hỏng.

Nếu quan sát thông thường vẫn chưa phát hiện sữa đã hỏng hay chưa. Để an tâm, mẹ có thể nhỏ một vài giọt ra cổ tay và nếm thử. Nếu sữa có vị lạ, mẹ cũng không cho bé bú.

Vị giác của bé hết sức nhạy cảm, mùi vị sữa khác thường có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bé không bú ngay từ ngụm đầu tiên. Do đó, nếu thấy bé không chịu bú cũng có thể là do sữa đã bị hỏng.

Hy vọng qua những chia sẽ trên của Giasiday.vn sẽ giúp cho mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích và những lưu ý quan trọng mẹ cần tránh khi hâm sữa, để con luôn có dòng sữa dinh dưỡng mát lành.

Nếu mẹ muốn bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho con thì sữa công thức là sự lựa chọn tối ưu nhất. Mẹ có thể tham khảo những loại sữa công thức gần giống với sữa mẹ  tại: 

https://www.giasiday.vn/collections/sua-tre-em.

Bạn đang xem: PHƯƠNG PHÁP HÂM SỮA MẸ ĐỂ BẢO TOÀN DINH DƯỠNG
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: