-
- Tổng tiền thanh toán:
Những lưu ý cần phải biết khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 23.07.2022
Vitmain D rất cần thiết để cho trẻ sơ sinh, trẻ em phát triển khung xương một cách tốt nhất. Đo là lý do ông bà ta từ thời xa xưa đã có thói qua tắm nắng cho trẻ sơ sinh.
Vậy tắm nắng như thế nào để sản sinh lượng vitamin D tốt nhất và cánh tránh những gì khi tắm nắng cho bé? Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu "Những lưu ý cần phải biết khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh" nhé!
Vai trò của việc tắm nắng đối với trẻ sơ sinh
Vitamin D là một yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hấp thụ canxi cho sự phát triển hệ xương, răng. Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chính là một biện pháp tự nhiên giúp cơ thể trẻ sản sinh vitamin D. Bên cạnh đó, việc tắm nắng còn ngăn chặn và hạn chế những bệnh như còi xương, vàng da, hăm tả do nấm mà trẻ sơ sinh hay gặp phải.
>>> Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?
Vai trò của vitamin D đối với trẻ sơ sinh
Vitamin D giúp cơ thể tổng hợp canxi và phốt pho một cách tốt nhất để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể là điều kiện cần thiết để canxi và phốt pho được liết kết tạo thành mô xương. Một số trẻ em hay mắc bệnh lý còi xương là do thiếu vitamin D gây ra.
Vitamin D cho trẻ sơ sinh có ở đâu?
Ánh nắng và cơ chế tổng hợp của cơ thể.
Sữa mẹ, sữa công thức,...
Thực phẩm ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào khoảng thời gian nào?
Đối với trẻ sơ sinh mẹ không cần phải tắm nắng cho trẻ mỗi ngày. Chỉ cần cho bé ra ngoài chơi dưới bóng râm khi có mặt trời, không che chắn tùy theo thời tiết cho phép. Khi bé lớn hơn có thể chạy nhảy mẹ cần phải trang bị các dụng cụ chống nắng cho bé.
Thời gian tốt nhất để tắm nắng là 7-8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. Những ngày đầu tiên mới tập tắm nắng trong 3-5 phút cho bé mới tập để cơ thể bé quen với ánh nắng. Sau khi cơ thể bé đã quen với việc tắm nắng thì có thể tăng lên 5-10 phút. Tuyệt đối không tắm dưới nắng gắt, nhiều tia cực tím sẽ là tổn thương làn da mỏng manh của bé.
Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào?
Khi tắm tránh ánh nắng chiếu vào khu vực mặt và mắt, vì đây là vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể của bé. Đồng thời mẹ cũng quan sát, khi thấy da bé ửng hồng là đã tắm nắng đủ
Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ chuyên dụng của bé lên vùng da chiếu nắng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể hấp thu và tổng hợp vitamin D.
Không cho trẻ mặc nhiều áo hay áo quá dày. Không nên cởi toàn bộ quần áo của trẻ ngay lập tức mà nên cho trẻ tắm nắng một cách từ từ, tắm nắng từng bộ phận một.
Không cho trẻ tắm nắng ở nơi có quá nhiều gió, đặc biệt là vào mùa đông vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khiến trẻ bị cảm lạnh.
Nếu trẻ đang bị ốm, mệt có thể ngừng tắm nắng đến khi trẻ khỏe trở lại.
Những lưu ý mẹ cần biết khi tắm cho trẻ
Tắm nắng quá lâu
Tác hại của việc tắm nắng quá lâu sẽ làm làn da mỏng manh của trẻ sẽ dễ bị tổn thương bởi những tia UV độc hại gây nên các bệnh về da. Do đó, mẹ chỉ cần tắm nắng cho bé trong vài phút là đủ.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua lớp cửa kính
Tấm kính trong suốt tưởng chừng là sẽ vô hại. Nhưng sự thật thì chúng sẽ gây cản trở ánh sáng vào cơ thể bé. Nếu mẹ tắm nắng cho bé trong phòng thì nên mở cửa kính để bé có thể hấp thụ anh sáng mặt trời tốt nhất.
Cởi hết áo quần của trẻ khi tắm
Da bé sơ sinh còn rất yếu, vì vậy chỉ nên cho bé mặc những bộ đồ mỏng và tuyêth đối không được cởi hết quần áo của trẻ khi tắm bởi sẽ gây hại cho làn ra của trẻ.
Những chú ý cần tránh khi tắm nắng cho trẻ
Tắm nắng cho bé mọi lúc mọi nơi
Thời gian tắm nắng cho trẻ chỉ khoảng 10-30 phút. Vì vậy không nên tắm nắng cho bé mọi lúc mọi nơi. Việc tắm nắng quá nhiều sẽ khiến bé bị say nắng và bị cảm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
>>> Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ và cách phòng tránh
Không nên tắm nắng cho trẻ dưới 1 tuổi
Làn da của trẻ dưới 6 tháng tuổi mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ.
Mặt khác, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn yếu, việc tắm nắng chỉ nên thực hiện trong bóng râm. Nếu cho trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này.
Bài viết "Những lưu ý cần phải biết khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh" vừa rồi đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những kiến thức bổ ích về việc nuôi dạy trẻ. Giasiday.vn hy vọng các bạn có thể áp dụng cho con của mình.