Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ tiêu hóa kém

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 22.12.2023

Trong những năm tháng đầu đời, kém tiêu hóa trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vì thế, ngay khi bé xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa cần tìm ra nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời. Cùng Giasiday.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ tiêu hóa kém ở bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là hệ tiêu hóa kém?

Tiêu hóa kém là tình trạng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé thông qua nguồn thức ăn từ bên ngoài nhưng cơ thể lại không hấp thu hết. Lâu dần sẽ đẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh…

Dấu hiệu nhận biết trẻ tiêu hóa kém

Dưới đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động kém:

Đi ngoài phân không đẹp: lỏng, nhiều nước, phân sống, có mùi tanh, đôi khi có lẫn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,…

Biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân, chậm lớn, kém phát triển chiều cao.

Chán ăn, ăn không ngon và ăn rất ít.

Sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh vặt.

>>> Mách mẹ 6 cách cải thiện tiêu hóa cho bé yêu cực đơn giản

Nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của bé kém 

Tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ chủ yếu do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Trẻ ăn dặm quá sớm

Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ rất non nớt, việc ăn dặm quá sớm sẽ gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa của bé. Khiến bộ tiêu hóa dễ gặp rối loạn, khó hấp thu các dưỡng chất. 

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ kém tiêu hóa

Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh

Nếu quy trình chế biến không hợp vệ sinh, thức ăn còn tái sống, dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc,… thì rất dễ gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Những thực phẩm kỵ nhau sẽ làm bé kém tiêu hóa

Một trong nguyên nhân phổ biến gây ra kém tiêu hóa cho trẻ là dùng những thực phẩm có tính kỵ nhau. Mặc dù những món ăn bình thường giàu dinh dưỡng nhưng khi kết hợp với nhau lại khiến hệ tiêu hóa không thể hấp thụ. Chẳng hạn như những cặp thực phẩm “đối đầu” với nhau như: cua và mật ong, tỏi và cá trắm,...

>>> Ti sữa mẹ nhưng bé vẫn dị ứng đạm bò, mẹ nên kiêng ăn gì?

Ăn uống không điều độ

Ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhiều cùng một lúc,… cũng sẽ gây áp lực, tổn thương cho hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng bé tiêu hóa kém và hấp thụ chậm.

Ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại nhưng cũng làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Điều này dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Sử dụng một số loại thuốc điều trị tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, việc mẹ cho trẻ ăn chế độ quá kiêng khem trong quá trình điều trị cũng làm chậm quá trình hấp thu dưỡng chất.

>>> Hoạt chất HMO là gì? HMO có tác dụng gì với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Làm thế nào để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn?

Để chăm sóc và nâng cao sức khỏe tiêu hóa của trẻ, bố mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây.

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh tiêu hóa kém, mẹ nên cho trẻ ăn dặm ở độ tuổi tốt nhất cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Do đó, ở độ tuổi này, mẹ có thể tập cho con ăn dặm từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều để hệ tiêu hóa của con thích nghi với loại thức ăn mới. 

Xây dựng chế độ ăn đủ chất, đủ bữa

Trẻ cần được đáp ứng chế độ ăn khoảng 5 bữa trong ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trong đó, thực đơn ăn uống đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất có trong đa dạng các loại thực phẩm:

Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất

Chất đạm: Trứng, thịt bò, thịt gà, tôm, cá...

Chất béo: Trứng, phô mai, dầu oliu,...

Tinh bột: Cơm, khoai lang, khoai tây, yến mạch,...

Vitamin và khoáng chất: rau củ xanh, trái cây.

>>> Đạm Whey là gì? Khi chọn sữa chứa đạm Whey cho bé cần lưu ý gì?

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua những thực phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua. Trường hợp sử dụng các men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh kém cần có chỉ định của bác sĩ.

Khuyến khích trẻ vận động

Khi trẻ vận động sẽ tăng hoạt động co bóp ruột, giúp con ăn uống ngon miệng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng và hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. Vì thế, mẹ hãy khuyến khích con vận động thường xuyên nhé.

Chọn sữa dành cho trẻ tiêu hóa kém

Đối với trẻ có hệ tiêu hóa kém, mẹ nên chọn những loại sữa mát, dịu nhẹ, thân thiện và nâng niu hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ. Trong đó, nổi bật là các dòng sữa:

Sữa dê Kabrita

Sữa dê Kabrita đã kế thừa đặc tính ưu việt của sữa dê nguyên bản, chăm sóc hệ tiêu hóa non nớt của trẻ với thành phần 100% đạm quý A2 βcasein, không chứa A1 βcasein - nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường có trong sữa bò. Cùng với hàm lượng αs1 casein thấp, khi vào dạ dày sẽ ít kết tủa đông vón mà tạo ra mảng sữa mềm, lỏng giúp con hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, đi ngoài dễ dàng.

Đặc biệt, sữa dê Kabrita phù hợp với trẻ có hệ tiêu hóa kém nhờ vào tỷ lệ đạm whey/Casein được điều chỉnh ở mức tối ưu, cùng với việc bổ sung chất xơ hòa tan GOS, chất béo Beta-palmitate hỗ trợ tăng cường hoạt động tiêu hóa. 

Sữa dê Kabrita

Aptamil Úc Profutura Synbiotic

Sữa Aptamil Úc Profutura Synbiotic có thành phần men vi sinh Probiotic -  một dạng men được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ. Hỗ trợ hệ tiêu hoá rất tốt, ngăn ngừa và cải thiện vấn đề táo bón hay xảy ra với các bé uống sữa công thức, vì hệ thống đào thải đã được hỗ trợ bởi men. Sữa Aptamil Úc Profutura Synbiotic sẽ giúp bé hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng và bảo vệ hệ miễn dịch của các bé.

Aptamil Essensis A2 Organic Protein Úc

Aptamil Essensis A2 Organic Protein Úc là sản phẩm hội tụ đầy đủ tất cả các ưu điểm vượt trội của các dòng sữa công thức cao cấp dành cho trẻ, là nguồn sữa dinh dưỡng tuyệt vời cho các bé sinh non, cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, tiêu hóa kém, chậm hấp thu,...

Hiện nay, Aptamil Essensis A2 Organic Protein chính là dòng sữa DUY NHẤT chứa thành phần đạm A2 hữu cơ, hệ dưỡng chất HMO, siêu lợi khuẩn Bifidobacterium M16V độc quyền (chưa sản phẩm sữa công thức nào trên thị trường có được) và hàng triệu FOS/GOS.

Aptamil Essensis A2 Organic Protein Úc

Thành phần đạm A2 đặc biệt gần với đạm sữa mẹ nên bé DỄ TIÊU hóa và GIẢM TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG, giúp hệ miễn dịch của bé hoàn thiện hơn, mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh - những dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng các lợi khuẩn, tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, xây dựng miễn dịch khỏe mạnh.

Tẩy giun định kỳ (đối với trẻ trên 2 tuổi)

Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ đừng quên cho con tẩy giun định kỳ để làm sạch và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ để thực hiện tẩy giun định kỳ cho con.

>>> Có nên bổ sung men vi sinh cho bé khi đang uống thuốc kháng sinh?

Có thể thấy, tình trạng trẻ tiêu hóa kém do nhiều nguyên nhân và cần có cách chăm sóc đúng cách. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích mẹ nhiều trong hành trình nuôi dạy con trẻ đầy vất vả này nhé

Bạn đang xem: Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ tiêu hóa kém
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: