-
- Tổng tiền thanh toán:

Nguyên nhân và cách khắc phục bé bị đầy hơi khi bú bình
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 12.04.2025
Trẻ sơ sinh thường có khả năng nuốt phải không khí khi khóc, dùng núm vú giả hoặc trong lúc ăn, dù là bú mẹ hay bú bình. Trong bài viết này, Giasiday.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi khi bú bình và cách khắc phục để tránh tình trạng này lặp lại.
>>> Cách chăm sóc da cho trẻ vào mùa hè, hạn chế bệnh lý về da
Nguyên nhân bé bị đầy hơi khi bú bình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy hơi ở trẻ khi bú bình. Một trong số đó là việc trẻ có thể nuốt quá nhiều không khí nếu bú sai tư thế. Khi trẻ quá đói, trẻ thường bú nhanh hơn và dễ nuốt phải không khí, gây ra hiện tượng đầy hơi. Do đó, mẹ cần đảm bảo không để trẻ quá đói trước khi cho bú.
Khi pha sữa công thức, việc khuấy mạnh có thể tạo ra bọt. Nếu em bé uống sữa mà bọt vẫn còn, điều này có thể dẫn đến đầy hơi. Vì vậy, mẹ nên chờ khoảng 1-2 phút để bọt biến mất hoàn toàn trước khi cho bé uống sữa.
Mẹ nên chọn đúng size núm ti, để hạn chế tình trạng sữa bị sủi bọt khi bé bú
Ngoài ra, bé có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp một số thành phần trong sữa công thức, gây đầy hơi và nôn trớ. Trong tình huống này, mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của bé và tìm tư vấn từ bác sĩ.
Nếu mẹ vắt sữa ra bình, chế độ ăn của mẹ có thể bao gồm những thực phẩm gây đầy hơi như: quả mơ, đào, mận, các loại trái cây có múi; rau xanh như bông cải xanh, atiso, măng tây, bắp cải; các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, súp lơ; những thực phẩm giàu tinh bột khác như ngô, mì ống; cùng với các sản phẩm từ sữa, sô cô la, và đồ uống có ga hoặc chứa caffeine.
Một số cách khắc phục tình trạng đầy hơi khi bú bình
Khi bé bị đầy hơi sau khi bú bình, mẹ nên xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra biện pháp khắc phục để làm giảm sự khó chịu cho bé. Tình trạng đầy hơi có thể dẫn đến việc bé bỏ ăn, ăn ít hoặc quấy khóc, từ đó ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé:
Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng để hạn chế tình trạng đầy hơi
- Trước hết, mẹ nên thử sử dụng một loại bình sữa khác. Núm vú mềm, với thiết kế viền ôm sát môi và miệng bé, có thể giúp giảm thiểu tình trạng bé hít phải quá nhiều không khí khi bú sữa.
- Hơn nữa, mẹ nên hạn chế để bé quá đói, vì điều này có thể khiến bé bú nhanh. Hãy cho bé bú sữa từ từ và dần dần để bé có đủ thời gian nuốt mà không nuốt theo quá nhiều hơi. Khi cho bé bú bình, lý tưởng nhất là giới hạn thời gian bú trong khoảng 20 phút đến một giờ.
- Mẹ nên đảm bảo bé bú đúng tư thế: bé có thể nằm nghiêng khoảng 45 độ, hoặc trong lòng mẹ với đầu tựa vào tay trái của mẹ, hoặc nằm trên một bề mặt nghiêng.
- Sau khi bé bú xong, mẹ nên vỗ lưng cho bé để loại bỏ khí thừa trong dạ dày. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, cũng như giảm tình trạng quấy khóc. Khi không còn không khí dư thừa, dạ dày của bé sẽ có thêm chỗ trống, giúp bé có thể bú thêm sữa.
>>> Vì sao nước rửa bình thảo mộc Arau Baby chứa thành phần dưỡng ẩm?
Qua bài viế trên, Giasiday.vn vừa chia sẻ với mẹ một số thông tin cơ bản nhằm giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi khi bú bình và cách khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh bình sữa và các dụng cụ cho bé sạch sẽ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, đồng thời tránh nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.