-
- Tổng tiền thanh toán:
Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ và cách phòng tránh
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 16.07.2022
Nấc cụt là một hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Mặc dù hiện tượng nấc cụt không gây hại đến sức khỏe, nhưng cũng dẫn đến khó chịu cho bé. Hôm nay hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ và cách phòng tránh nhé!
Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ
Nất cụt là hiện tượng xuất hiện khi cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích co thắt bất ngờ cùng lúc với nắp thanh môn đóng lại. Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Nất cụt xảy ra đứt đoạn và lặp đi lặp lại. Nấc cụt ơ trẻ thường xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
Nấc cụt do trẻ bú quá no
Nấc cụt thường xảy ra khi trẻ bú quá no. Trong lúc bú, tư thế nằm bú không đúng cách sẽ làm bé nuốt nhiều không khí vào bụng, dễ gây no hơi và nấc cụt. Vì thế, khi cho bú bình mẹ cần tìm hiểu tư thế nằm bú đúng cách. Để hạn chế lượng không khí đáng kể mà bé nuốt phải. Vì khi vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày nhỏ của bé sẽ kích thích khiến cơ hoàn bị co thắt và gây nấc cụt.
Mặt khác, trẻ bú mẹ quá nhanh cũng dễ bị nấc cụt. Hoặc khi trẻ vừa quấy khóc, mẹ đã cho bú ngay cũng dễ khiến trẻ bị nấc.
Nguyên nhân nấc cụt ở trẻ
Nấc cụt do trào ngược dạ dày
Cấu trúc của các cơ quan tiêu hóa ở trẻ chưa được hoàn thiện. Do đó, đôi khi axit trong dạ dày sẽ đi ngược vào thực quản và cũng có thể gây ra hiện tượng nấc.
Thời tiết và nhiệt độ cũng là một yếu tố rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi thời tiết thay đổi đột ngột như trời bỗng dưng trở lạnh. Lúc này, nếu trẻ không được giữ ấm đủ sẽ khiến không khí lạnh đi vào phổi và tạo ra tiếng nấc cụt.
Nấc cụt do bị dị ứng
Mẹ cần phải chú ý quan sát xem con có bị dị ứng với thành phần sữa hay không nếu mẹ đang cho bé bú sữa công thức. Khi bé bị dị ứng sẽ gây viêm thực quản, nấc cụt chính là một trong những biểu hiện của loại bệnh lý này. Không chỉ sữa công thức, bé đang bú sữa mẹ cũng cần cẩn thận. Bởi cũng không thể loại trừ trường hợp bé bị dị ứng với thức ăn mà mẹ tiêu thụ tạo nên sữa mẹ.
>>> Những điều nên và không nên khi nuôi con bằng sữa công thức
Nấc cụt do hen suyễn
Bệnh hen suyễn bẩm sinh do di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của việc trẻ bị nấc cụt. Khi có cơn hen đến, trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu khó thở, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm. Điều đó gây hạn chế luồng không khí đi vào phổi và bé sẽ phát ra tiếng khò khè. Cơ hoành bị co thắt dẫn đến nấc cụt.
Nấc cụt do trẻ hít phải khói, bụi
Hệ hô hấp của trẻ ở giai đoạn đầu đời chưa hoàn thiện. Nếu ở trong môi trường hít phải khói bụi, sẽ khiến trẻ dễ bị khó thở, hắt xì và nấc cụt.
Trẻ sơ sinh nấc cụt có sao không
Hầu như hiện tượng nấc cụt của trẻ thường là phản ứng thông thường khi môi trường bên ngoài tác động đến. Nấc cụt được coi là bình thường đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Trẻ bị nấc cụt xử lý như thế nào?
Khi bé nấc cụt và quấy khóc, mẹ nên bình tĩnh và thực hiện các cách xử lý sau:
Đối với trẻ đang bú bị nấc cụt, mẹ có thể cho bé tạm ngừng bú. Sau đó đỡ bé ngồi dậy và vỗ nhẹ lên lưng cho đến khi bé ợ hơi.
Thông thường, trẻ sẽ tự dừng cơn nấc cụt của mình. Nếu như nấc cụt không làm trẻ khó chịu, mẹ không cần phải can thiệp, nên để trẻ tự điều chỉnh. Ngược lại, trong trường hợp trẻ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu….mẹ có thể dỗ cho bé bú thêm sữa mẹ.
Nấc cụt sau mỗi bữa ăn: các mẹ nên để đầu bé thẳng, để hạn chế lượng không khí bé nuốt phải, nằm bú phải đúng tư thế.
>>> Gợi ý sữa công thức tăng sức đề kháng cho trẻ
Trẻ nấc cụt xử lý như thế nào?
Cách phòng ngừa trẻ bị nấc cụt
Dưới đây là một số phương pháp có thể phòng ngừa trẻ bị nấc cụt. Tuy cũng không thể ngăn ngừa một cách hoàn toàn vì đôi khi có những nguyên nhân không rõ ràng nhưng cũng sẽ rất có ích cho bé:
Phòng ngừa nấc cụt bằng cách giữ môi trường xung quanh sạch sẽ
Cần phải giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa các mầm mống gây bệnh, cũng như bụi bẩn có thể làm ảnh hưởng đến hô hấp của bé, hạn chế gây nấc cụt. Do đó, mẹ nên cho trẻ mặc những bộ đồ vải trơn, không nhiều bông vụn và vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ.
Chú ý nhiệt độ
Vào thời điểm giao mùa, cha mẹ cần chú ý nhiệt độ phòng. Không nên để nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông lạnh thì nên giữ ấm cho trẻ.
Chú ý đến bữa ăn của trẻ
Các mẹ lưu ý rằng, không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để cho trẻ quá đói. Vì khi đó bé sẽ ăn vội và có thể bị sặc hoặc nấc cụt. Khi cho bé ăn nên nâng đầu trẻ lên cao để trẻ có thể hút được sữa thay vì khí trong bình.
Thử chia nhỏ các cữ bú của trẻ, giảm lượng bú mỗi lần đồng thời tăng số lần bú lên
Giữ trẻ ở tư thế thẳng trong khoảng 20-30 phút sau bú đồng thời nên cho trẻ ợ hơi
Sau khi trẻ bú xong, không nên chơi đùa quá mức với trẻ vì có thể gây cho trẻ nấc cụt thậm chí trớ sữa.
Trên đây là bài viết về Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh mà Giasiday.vn mong muốn gửi đến các bậc cha mẹ. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp cho các bạn những thắc mắc về việc trẻ nấc cụt.