-
- Tổng tiền thanh toán:
Nên uống glucosamine trước hay sau ăn?
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 13.02.2023
Glucosamine là một thành phần bổ trợ không thể thiếu trong quá hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, nên uống glucosamine trước hay sau ăn, cách dùng và liều lượng lại là điều không ít người quan tâm và đặt câu hỏi. Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng glucosamine nhé.
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một loại đường amin ở hầu hết các mô trong cơ thể và được tìm thấy nhiều trong các mô sụn và mô liên kết. Chức năng chính của chúng là giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp. Cơ thể có thể tự tổng hợp glucosamine, nhưng lượng glucosamine mà cơ thể sản xuất được ngày một ít đi theo tuổi tác, do đó không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Hiện nay, Glucosamine được bào chế dưới dạng viên uống thực phẩm chức năng, giúp cho việc bổ sung glucosamine dễ dàng hơn. Có hai dạng glucosamine phổ biến là Glucosamine Sulfate và Glucosamine Hydrochloride, thường được chiết xuất từ vỏ các loài hải sản như tôm, cua, vẹm xanh… Cũng có một số loại viên uống bổ sung Glucosamine được chiết xuất từ gốc thực vật, do đó có thể dùng được cho người dị ứng với hải sản hoặc ăn chay.
Tác dụng của glucosamine
Glucosamine là thành phần chính xây dựng nên các proteoglycan, tạo thành chuỗi glycosaminoglycans (GAGs) để tổng hợp sụn. Do đó, Glucosamine có khả năng tái tạo tế bào sụn mới, làm giảm sự thoái hóa sụn và triệu chứng đau nhức xương khớp..
Bổ sung glucosamine đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, khô cứng khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và các bệnh xương khớp khác. Đặc biệt khi sử dụng Glucosamin kết hợp sử dụng thêm Chondroitin sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất đối với trường hợp viêm khớp gối, háng, cột sống, cổ tay, mắt cá chân…
Do đó, glucosamine được khuyến khích bổ sung cho người gặp vấn đề xương khớp, người thường xuyên phải lao động nặng, người tập luyện thể thao cường độ cao, người muốn phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Glucosamine ngoài việc sử dụng trong các điều trị về xương khớp còn sử dụng trong các bệnh lý sau như viêm bàng quang kẽ, viêm đường ruột, tăng nhãn áp, đa xơ cứng…
Glucosamine có nguồn gốc từ đường ngô sẽ phù hợp với các đối tượng ăn chay và dị ứng với hải sản
Nên uống glucosamine trước hay sau bữa ăn?
Nên uống Glucosamine trước hay sau bữa ăn là vấn đề thắc mắc của nhiều người đang tìm hiểu. Glucosamine là một hợp chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cơ thể lại không dễ dàng hấp thu. Thời điểm tốt nhất để sử dụng glucosamine là trong hoặc ngay sau bữa ăn. Đồng thời nên uống nhiều nước để cơ thể hấp thu tốt hơn.
Tuy nhiên, cần uống glucosamine đúng cách để tránh gặp phải tác dụng phụ như: nhức đầu, tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, táo bón… Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng khác, tốt nhất nên báo cho bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe biết để sắp xếp liều dùng phù hợp.
Cách dùng Glucosamine 1,500mg mang lại hiệu quả tối đa
Glucosamine là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng không thể vì vậy mà sử dụng tùy tiện. Trước khi sử dụng glucosamine nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi sử dụng glucosamine cho người gặp các vấn đề xương khớp, cần sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Liều dùng: 1,500 – 2,000mg glucosamine mỗi ngày là ngưỡng an toàn khi bổ sung glucosamine, không nên sử dụng quá mức này. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng thích hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Cần kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định để có hiệu quả. Thông thường sẽ mất ít nhất 4 – 6 tuần thì mới cảm thấy có hiệu quả.
Để tăng hiệu quả hỗ trợ bảo vệ xương khớp, có thể kết hợp sử dụng glucosamine với chondroitin (trong viên uống sụn cá mập), axit béo omega 3, canxi, Vitamin E… tùy theo tình trạng bệnh.
Những viên uống bổ sung Glucosamine mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay
Những lưu ý khi sử dụng Glucosamine
Tuy glucosamine là một loại dưỡng chất lành tính và được khuyến khích bổ sung thường xuyên, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau:
Đa số các sản phẩm bổ sung glucosamine trên thị trường được chiết xuất từ hải sản, do đó, những người có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm có vỏ như: tôm, cua, ốc, hến… nên thận trọng khi bổ sung glucosamine. Nếu dị ứng hải sản hoặc đang ăn chay thì nên lựa chọn các sản phẩm glucosamine chiết xuất từ thực vật.
Người bệnh tiểu đường nên thận trọng khi dùng glucosamine, chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần phải điều trị các bệnh về xương khớp trong quá trình mang thai.
Người dưới 18 tuổi, người bị bệnh viêm nhiễm tai, mũi, họng hoặc cảm cúm không nên dùng glucosamine.
Những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu, người đang uống aspirin hằng ngày, nên dùng kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình hình bởi glucosamine có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân.
Thuốc có khả năng làm thay đổi hoạt động của các thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Để tránh tình trạng này bạn cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng.