Mẹ nên làm gì khi biết mình mang thai?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 12.10.2022

Ba tháng đầu tiên trong thai kỳ là khoảng thời gian mẹ sẽ cảm thấy tuyệt vời khi thăng chức làm mẹ. Bên đó mẹ cũng sẽ rất bỡ ngỡ về sự thay đổi của cơ thể mình, sự phát triển từng ngày của thai nhi. Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu những thông tin quan trọng mẹ cần biết trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp mẹ trải qua giai đoạn này một cách thuận lợi nhất nhé!

Lịch khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Việc khám thai trong những tháng đầu thai kỳ là rất cần thiết để có thể theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ hãy ghi nhớ những mốc khám thai cơ bản dưới đây nhé:

  • Khám thai lần 1: Khám lần đầu tiên khi mẹ có dấu hiệu mang thai.
  • Khám thai lần 2: Từ tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ.
  • Để kiểm tra toàn diện hơn, bác sĩ sẽ siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không (nếu trong lần đầu đi khám, thai quá nhỏ bác sĩ chưa xác định được).
  • Khám thai lần 3: Từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày
  • Kiểm tra các dị tật của thai nhi, đánh giá sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double test….

Trên đây chỉ là những mốc khám thai cơ bản. Các mốc khám thai có thể khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Hãy lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ sản khoa mẹ nhé!

Các mốc khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Những thay đổi ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Việc cơ thể có nhiều sự thay đổi vừa hạnh phúc nhưng lại lạ lẫm có thể làm cho mẹ bầu bối rối đặc biệt là với những mẹ lần đầu. Chúng ta hãy điểm lại biểu hiện của cơ thể trong tam cá nguyệt thứ nhất nhé.

  • Mất kinh nguyệt (thân nhiệt luôn cao)
  • Vùng bụng dưới và ngực căng
  • Núm vú trở nên nhạy cảm
  • Hay mắc vệ sinh
  • Nghén

Nghén là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở phụ nữ khi có thai, khoảng 80% phụ nữ mang thai có tình trạng ốm nghén với nhiều mức độ khác nhau. Khi bước sang tháng thứ 2 thai phụ sẽ nhận thấy các triệu chứng ốm nghén đầu tiên của thai kỳ như bắt đầu cảm thấy buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó chịu,.. và các triệu chứng đó có thể tăng lên ở tháng thứ 3 và giảm dần ở tháng tiếp theo. Tuy nhiên có khoảng 20% thai phụ có tình trạng thai nghén kéo dài xuyên suốt thai kỳ.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Năng lượng

Trong thời kỳ mang thai, hoạt động chuyển hóa của cơ thể tăng, khối lượng cơ thể tăng dẫn đến nhu cầu năng lượng của mẹ bầu tăng lên. Ở 3 tháng đầu mang thai, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu tăng không đáng kể (+ 50 kcal/ngày) so với khi chưa mang thai.

Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị dành cho bà bầu

Dinh dưỡng cần đặc biệt bổ sung

Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hình thành nên các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, gan….nên bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ mẹ cần đặc biệt chú ý đến những chất dinh dưỡng như: chất đạm, axit folic, sắt, DHA….

Chất đạm

Chất đạm (protein) là thành phần cơ bản xây dựng nên các tế bào của cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu protein của người mẹ tăng lên để cung cấp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của thai nhi.

Nhu cầu chất đạm của mẹ bầu trong 3 tháng đầu là 61g protein (~ 3 lạng thịt heo, 200g đậu nành….)

Mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu đạm trong bữa ăn của mình: thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ….

>>> Thai nhi có bị thiếu chất nếu mẹ không uống được sữa bầu?

Axit Folic

Axit folic là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Axit Folic có khả năng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Nhu cầu axit folic cho phụ nữ mang thai là 600 mcg/ngày. Mẹ bầu nên bổ sung Axit Folic trong suốt thai kỳ để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của thai nhi và mẹ.

Nguồn thực phẩm giàu axit folic: đậu đỏ, các loại hạt, rau xanh, sữa bầu, trái cây,…

>>> Xem thêm:

Phụ nữ mang thai nên bổ sung Axit Folic như thế nào?

Tại sao phụ nữ mang thai phải bổ sung Axt Folic

Sắt

Sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin có trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó sắt là dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Thiếu sắt chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu máu, mệt mỏi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nguồn thực phẩm giàu sắt: các loại thịt đỏ, sữa bầu, đậu tương, trứng, rau xanh đậm,…

DHA

DHA là một axit béo tốt, không no thuộc nhóm omega-3 mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, phải bổ sung thông qua thực phẩm. DHA tham gia vào quá trình cấu tạo nên tế bào não và võng mạc.

Có thể mẹ chưa biết, kể từ tuần thai thứ 8, tế bào thần kinh của thai nhi phát triển với tốc độ rất nhanh. Vỏ não là nơi điều khiển các chức năng như vận động, tự chủ, nhận thức, suy nghĩ, lý luận và trí nhớ,… cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ hãy tăng cường bổ sung DHA ngay từ bây giờ để giúp thai nhi phát triển tốt nhất đồng thời giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn thực phẩm giàu DHA: cá biển (cá hồi, cá thu…), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều,..), lòng đỏ trứng gà, sữa bầu….

>>> Tham khảo viên uống bổ bầu gồm 23 loại vitamin và khoáng chất cần thiết

Giasiday.vn luôn cung cấp những thông tin cần thiết, quan trọng khi mang thai để một phần nào đó có thể đồng hành mẹ bầu trải qua 3 tháng đầu thai kỳ thật suôn sẻ và khỏe mạnh. Hãy cùng Giasiday.vn chờ đón hành trình đến ngày gặp bé yêu mẹ nhé!

 

 

 

Bạn đang xem: Mẹ nên làm gì khi biết mình mang thai?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: