-
- Tổng tiền thanh toán:
Điểm danh thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân ổn định
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 22.01.2024
Bé 6 tháng tuổi là giai đoạn bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Do đó, mẹ cần lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé vừa dễ ăn, vừa bổ dưỡng. Cùng Giasiday.vn tìm lời giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé!
Gợi ý thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân ổn định
Dưới đây là gợi ý các thực phẩm bổ dưỡng, hỗ trợ bé tăng cân ổn định trong giai đoạn ăn dặm:
Bơ
Bơ là thực phẩm dồi dào dưỡng chấ, dễ ăn và cải thiện hoạt động tiêu hóa vượt trội để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh trong những năm đầu đời.
Mẹ có thể xay mịn/nghiền nhuyễn thịt bơ với sữa mẹ / sữa công thức để trẻ tập ăn. Ngoài ra, kết hợp bơ với trái cây giàu chất xơ như đào, chuối, lê, dứa… cũng là món ăn dặm hấp dẫn cho bé.
Chuối
Chuối chứa hàm lượng Kali cao (khoảng 422mg/quả), giúp cân bằng nước, điện giải và duy trì hoạt động sinh hóa bên trong cơ thể. Chưa kể, chuối có cả chất xơ và pectin, hỗ trợ kích thích nhu động ruột và làm mềm phân để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Quả việt quất
Trong việt quất có chứa thành phần Flavonoid, có tác dụng giảm nguy cơ béo phì và cải thiện thị giác, trí não của bé. Thêm vào đó, việt quất cũng chứa nhiều vitamin - khoáng chất đa dạng bảo vệ bé trước tác nhân gây bệnh và giúp bé luôn tràn đầy năng lượng vui chơi, học tập.
Trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm
Bông cải xanh
Trong danh sách những thực phẩm cho bé ăn dặm, không thể không nhắc đến bông cải xanh vì sở hữu giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, thực phẩm này còn có chất chống oxy hóa Phytochemical, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
>>> Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới, có chứa enzyme Papain và chất xơ giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa hiệu quả do thực phẩm này có. Đồng thời, đu đủ cũng hỗ trợ tăng cường miễn dịch và khả năng trao đổi chất cho bé ăn dặm.
Khoai lang
Trẻ tập ăn dặm với khoai lang không chỉ tốt cho thị giác và tiêu hóa mà còn cung cấp năng lượng kịp thời cho trẻ vui chơi thỏa thích suốt ngày dài. Mẹ hãy tập cho bé ăn khoai lang từ từ với các món như khoai lang nghiền, cháo trứng gà khoai lang, súp bí đỏ khoai lang, cháo khoai lang cà rốt…
Bí đỏ
Bí đỏ là một thực phẩm tập ăn dặm tuyệt vời vì hương vị ngon ngọt tự nhiên và kết cấu mềm, dễ nhai nuốt. Điểm cộng thêm là giá trị dinh dưỡng phong phú chứa Vitamin A, C, B, Carotin, Canxi, Sắt, Kẽm, Magan… Nhờ vậy, trẻ có hệ miễn dịch vững vàng, đôi mắt sáng khỏe và tiêu hóa thuận lợi.
>>> Vì sao bé ăn không tiêu, thường bị nôn? Làm sao để khắc phục?
Cà rốt
Bé tập ăn dặm thì không thể nào bỏ qua cà rốt. Loại củ quả này có hàm lượng Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) cao, có chức năng cải thiện thị giác cho trẻ nhỏ mạnh mẽ. Không chỉ vậy, cà rốt cũng chứa Thiamin, Niacin và Vitamin B6, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể để trẻ có đủ năng lượng khám phá thế giới và ăn uống ngon miệng hơn.
Khoai tây
Khoai tây vừa thúc đẩy tăng sinh lợi khuẩn đường ruột, vừa tăng cường sức mạnh miễn dịch. Cùng với đó, khoai tây còn có công dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch do chứa chất chống oxy hóa Caroteoid.
Thịt bò
Thịt bò bổ sung nhiều Sắt, Kẽm, Canxi, Selen, Flavonoid, Carotenoid, vitamin B,… giúp cải thiện hoạt động thần kinh, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Đồng thời phát triển xương – răng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ăn dặm.
>>> Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị (phần 2)
Cá hồi
Cá hồi rất giàu Protein, Omega-3, Omega-6 và Omega-9… rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não, tạo điều kiện cho đôi mắt sáng khỏe cũng như cơ bắp hoàn thiện vượt trội.
Thịt gà
Cuối cùng là thịt gà dồi dào protein tốt cho trẻ, đáp ứng đến 67.6% nhu cầu cơ bản hàng ngày mà mẹ không nên bỏ qua. Thịt gà giúp cải thiện hoạt động hệ tuần hoàn và tăng lưu lượng đẩy máu. Song song, phải kể đến Canxi, Photpho tốt cho xương - răng cũng như Vitamin A, C và B12 cần thiết cho sự phát triển trí não.
Mốc giờ ăn dặm phù hợp với bé
Những lưu ý khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé
Để con có thể phát triển tối ưu, trong quá trình tập ăn dặm mẹ hãy ghi nhớ những điều quan trọng sau:
Những thực phẩm cần tránh cho bé ăn dặm
Một số loại thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm mẹ không nên cho trẻ ăn như
- Mật ong
- Sữa đậu nành
- Thức ăn cứng
- Hải sản có vỏ
- Cá thu
- Lòng trắng trứng
- Nước trái cây đóng hộp
- …
Vì các thực phẩm này có khả năng gây dị ứng, do mẹ không nên bổ sung cho bé quá sớm, nhất là trong giai đoạn đầu bé tập ăn dặm.
>>> Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón
Một số nguyên tắc khi chế biến thức ăn dặm cho bé
Để việc ăn dặm không trở thành một “cuộc chiến” và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, mẹ cần lưu ý rằng:
- Thường xuyên thay đổi và kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất và kích thích cảm giác thèm ăn.
- Chỉ sử dụng thực phẩm tươi, ngon và rửa sạch trước khi chế biến.
- Không sử dụng thức ăn để qua đêm, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán làm bữa ăn dặm cho trẻ.
- Cho trẻ tập ăn từ lỏng đến đặc và có một khoảng thời gian làm quen với thức ăn mới.
- Không nêm nếm muối vào thức ăn dặm đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Qua thông tin trong bài viết, mong rằng mẹ đã có thêm nhiều gợi ý thích hợp về thực phẩm ăn dặm cho bé. Hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức để có thể đồng hành phát triển cùng bé.