-
- Tổng tiền thanh toán:
Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 29.11.2022
Thông thường, bước sáng 6 tháng tuổi là giai đoạn bé có thể làm quen với việc ăn dặm. Tuy nhiên, trên thực tế là mỗi bé có thời gian phát triển thói quen ăn uống khác nhau. Vì vậy không có thời điểm cụ thể để tập cho bé ăn dặm theo lý thuyết, có bé ăn sớm, có bé lại rất trễ. Thay vì căn cứ vào thời gian, mẹ có thể quan sát dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm dưới đây, để có phương pháp tập ăn dặm cho bé phù hợp.
Những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
1. Dựa vào cơn đói
Trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn nhiều, khoảng 2-3 giờ/lần. Tuy nhiên, khi sắp đạt mốc 6 tháng tuổi bé sẽ thường xuyên đói, dù mới vừa bú xong hoặc vẫn bú đủ và no như thường ngày. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cần nạp thêm thực phẩm khác ngoài sữa để giúp bé no lâu hơn.
2. Nhiều đêm mất ngủ
Trẻ ăn đêm chủ yếu là 2-3 tháng đầu và sau đó thưa dần. Tuy nhiên, đến gần 6 tháng, trẻ bắt đầu đòi ăn đêm lại nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm bổ sung thêm thực phẩm để giúp trẻ ngủ thẳng giấc và không bị đói giữa đêm gây mất ngủ.
Giai đoạn đầu tập ăn dặm nên cho bé ăn thực ăn dạng bột nhuyễn hoặc xay mịn
3. Ánh mắt
Mỗi lần chuẩn bị nấu ăn hay đang dùng bữa cùng cả nhà, bé sẽ nhìn chăm chăm vào mọi cử động của mẹ trong lúc ăn uống và tỏ ra thèm thuồng. Đây cũng là dấu hiệu mẹ cần lưu ý mẹ nhé vì đó là dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm.
4. Miệng và bàn tay táy máy
Một trong những cách hay và thú vị nhất đó là thử độ sẵn sàng của bé với chiếc thìa và đồ ăn. Đưa thìa và thức ăn gần miệng trẻ, nếu bé cố gắng mở miệng và chụp lại và bỏ vào miệng mình. Nếu bé đã có biểu hiện trên thì cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm.
6. Dựa vào khả năng ngồi
Đây là dấu hiệu quan trọng nhất, bé sẵn sàng ăn dặm khi đã có thể kiểm soát đầu và cử động ở cổ tốt; đặc biệt là có thể ngồi lên ngay nếu được ba mẹ hỗ trợ.
>>> Có nên cho bé dùng 2 dòng sữa công thức song song với nhau không?
Hướng dẫn mẹ tập cho bé ăn dặm
Ngoài tìm hiểu khi nào cho bé ăn dặm, mẹ xem thêm hướng dẫn và lưu ý khi giới thiệu thức ăn dặm cho bé sau đây.
Tăng dần độ thô và đặc của thực phẩm ăn dặm
1. Cho bé làm quen với thức ăn
Trẻ tập ăn dặm cần cả một quá trình. Trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, lúc này hệ tiêu hoá của bé vẫn còn rất non nớt và nhạy cảm. Do đó, ăn dặm thức ăn dạng bột nhuyễn, mịn sẽ là khởi đầu an toàn và phù hợp cho bé ở giai đoạn này.
Sau khi ăn dặm bằng bột một thời gian, mẹ có thể dần chuyển sang thức ăn rắn được xay nhuyễn sang dạng đặc để bé tập ăn. Sau đó, từ từ tăng độ thô của thức ăn lên.
Đầu tiên, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa. Mẹ nên dùng thìa nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé.
Nếu bé thờ ơ không chịu hợp tác ăn dặm, mẹ nên để bé ngửi và nếm một ít trước. Tập ăn dặm 1 lần/ngày, vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên nên tránh lúc bé đang mệt hoặc cáu kỉnh. Trong thời gian đầu ăn dặm có thể trẻ sẽ ăn rất ít, vì vậy mẹ nên cho trẻ thời gian để trải nghiệm và làm quen.
2. Dấu hiệu bé đã no
Trẻ ở độ tuổi nào cũng ăn theo nhu cầu, có hôm bé sẽ ăn nhiều hoặc ít tùy tâm trạng. Do đó mẹ đừng nên ép bé ăn hết khẩu phần cho bằng được. Khi thấy bé ngả lưng vào ghế, quay đầu đi nơi khác và bắt đầu ngậm thức ăn, nghịch thìa, không chịu mở miệng, đó là dấu hiệu cho thấy bé đã no và không muốn ăn nữa..
3. Cho bé bú đều đặn
Trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé cho dù là sữa mẹ hay sữa công thức. Sữa cung cấp những vitamin quan trọng cùng rất nhiều sắt và protein ở dạng đơn giản, dễ tiêu hóa. Thực phẩm ăn dặm không thể bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho bé trong năm đầu tiên. Do đó, bé vẫn cần bú sữa đều đặn mẹ nhé!
4. Mách mẹ cách tập cho bé ăn món mới
Khi mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên đợi vài ngày để bé làm quen. Sau đó mới tiếp tục tập cho bé ăn thêm các món khác. Hơn nữa, nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng thì các này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng thức phẩm của bé.
Dấu hiệu nếu bé bị dị ứng thực phẩm thường thấy là tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù, thở khò khè hoặc phát ban. Để bảo đảm an toàn, mẹ nên tránh cho bé tập ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, trứng, lúa mì, cá và các loại hạt.
Mỗi bé có một khẩu vị riêng, nhưng hầu hết đều theo quy trình sau:
- Ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc nửa lỏng nửa đặc.
- Ăn thức ăn nghiền.
- Bắt đầu ăn thức ăn thái miếng nhỏ và tự cầm tay ăn.
- Bên cạnh đó mẹ cũng có thể tập cho bé ăn những loại trái cây mềm, không gây hóc hay nghẹn.
Trong khoảng thời gian ăn dặm, phân sẽ có sự đổi màu và chuyển mùi, mẹ có thể cho bé uống thêm nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón (bé từ 6 tháng tuổi có thể uống ~ 60-120ml/ngày tùy theo nhu cầu)
Thái thực phẩm thành từng miếng nhỏ và tập cho bé cầm ăn
5. Ăn dặm bao nhiêu lần một ngày là đủ?
Trong giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, bé có thể ăn 1 lần/ngày. Từ 8 tháng tuổi, bé đã có thể ăn 2-3 lần/ngày. Chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ 8 tháng tuổi như sau:
- Sữa mẹ/sữa công thức/ngũ cốc để tăng cường chất sắt.
- Các loại trái cây, rau, củ có màu xanh, vàng, cam.
- Một lượng đạm vừa đủ từ thịt, đậu phụ,…
- Mật ong là thực phẩm mẹ nên tuyệt đối không cho bé dưới 1 tuổi ăn vì có thể gây ngộ độc.
Qua bài viết trên, Giasiday.vn hy vọng mẹ đã biết thời điểm cũng như dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm và cách để tập ăn dặm cho bé. Chúc mẹ có một khoảng thời gian chăm sóc con thật vui vẻ, đầy ý nghĩa.