Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị (phần 2)

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 28.12.2023

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị chàm sữa hay không sẽ giúp ba mẹ sớm có phương án điều trị thích hợp, cũng như có thể chăm sóc khi bé bị chàm sữa đúng cách để tránh bệnh tái phát liên tục tạo thành bệnh chàm thể tạng. Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Như đã chia sẻ ở bài viết Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát. Do đó, mục tiêu của việc điều trị chủ yếu là giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bình thường hóa làn da, nhằm kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế tái phát nhiều lần.

Theo đó, khi được chẩn đoán bé bị lác sữa, ba mẹ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn mua thuốc điều trị phù hợp, đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, nguồn gây bệnh... Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, hoặc làm theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh chàm sữa trẻ em nặng thêm.

>>> Vì sao bé ăn không tiêu, thường bị nôn? Làm sao để khắc phục?

Cách chăm sóc trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chàm sữa

Để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có kết quả tốt, ba mẹ nên lưu ý:

Vệ sinh tắm rửa

Sử dụng xà phòng dịu nhẹ và tắm cho bé bằng nước ấm sẽ là giúp làm dịu đi sự ngứa ngáy chỗ viêm chàm. Không nên sử dụng các loại sữa tắm tạo bọt, xà bông có chất tẩy rửa sẽ làm tình trạng lác sữa nghiêm trọng hơn.

Nên chọn khăn tắm làm từ chất liệu thoáng mát và mềm mại như cotton, sợi tre, tơ tằm… để không gây tổn thương da của bé. Khi lau cho bé cần nhẹ nhàng, tránh lau mạnh tay gây xây xát trên da của bé.

Cắt móng tay gọn gàng để tránh trẻ cào xước chỗ da viêm. Hoặc ba mẹ có thể áp dụng đeo bao tay hoặc sử dụng quần áo ngủ dài có bao tay kèm theo để hạn chế bé cào xát trên vết viêm của chàm sữa.

Ba mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm đặc chế cho trẻ bệnh chàm da

Không nên dùng nước hoa, phấn rôm cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa.

Thoa kem dưỡng ẩm đặc chế cho trẻ bệnh chàm da. Các sản phẩm có mặt trong danh mục hướng dẫn của Hiệp Hội Bệnh Chàm Quốc Gia tại Mỹ dành cho người bị chàm sẽ là lựa chọn tốt. Mẹ cần thoa kem ít nhất một lần trong ngày cho trẻ. Thời điểm tốt nhất để thoa là lúc da còn ẩm sau khi tắm.

>>> Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón

Chọn lựa quần áo với chất liệu phù hợp

Quần áo nên chọn chất liệu từ vải cotton, tránh chất liệu len, sợi tổng hợp là cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tránh gây bội nhiễm, kích ứng da.

Khi chọn bột giặt/ nước giặt cho bé bị chàm, phụ huynh nên chọn những sản phẩm chứa ít hàm lượng chất hoạt tính bề mặt có thể gây kích ứng mạnh lên da trẻ và không chứa chất huỳnh quang làm trắng, chất tạo màu, tạo mùi. 

Vệ sinh môi trường xung quanh

Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa cần chú ý là nên quét dọn hàng ngày, giữ cho phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ. Lưu ý, bố mẹ không nên để nhiệt độ trong phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp - yếu tố gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Không nên nuôi động vật và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.

Ưu tiên lựa chọn quần áo chất liệu mềm, để hạn chế tình trạng cọ xát vào vùng da viêm của bé

>>> Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ tiêu hóa kém

Tránh bổ sung các thực phẩm có khả năng gây dị ứng

Trẻ dưới 6 tháng nên tiếp tục cho bú mẹ. Trong đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn loại bỏ đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai…), các thực phẩm giàu chất tanh (như tôm, cua, cá), món ăn chứa nhiều chất béo (thịt mỡ, đồ chiên rán), hay các loại gia vị cay như ớt, tiêu… Đây là cách trị lác sữa ở trẻ sơ sinh còn bú mẹ hiệu quả, tránh làm trẻ khởi phát tình trạng dị ứng.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ba mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm tránh các món dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đồng thời, đừng quên cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày để hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nhưng cần lưu ý, đối với nhóm trẻ bị chàm do mẫn cảm sữa bò, cha mẹ có thể thay thế bằng sữa dê cho con để giảm thiểu sự xuất hiện các dấu hiệu dị ứng. 

>>> Mách mẹ 6 cách cải thiện tiêu hóa cho bé yêu cực đơn giản

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Vậy nên, nếu ba mẹ phát hiện bé có dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ không nên tự ý xử lý tại nhà mà nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để có cách thức điều trị phù hợp, tránh làm bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.

Bạn đang xem: Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị (phần 2)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: