-
- Tổng tiền thanh toán:
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 28.12.2023
Theo thống kê có khoảng 20% trẻ sơ sinh đều bị chàm sữa với các biểu hiện da khô, bong vảy, nổi mẩn đỏ ở đầu, trán, mặt, nhất là hai bên má. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh luôn khiến con cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ở bài viết hôm nay, Giasiday.vn sẽ cung cấp các thông tin cần biết về bệnh lý này, nhằm giúp mẹ có cách chăm sóc bé tốt hơn để bệnh sớm cải thiện. Hãy cùng theo dõi nhé!
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa có tên gọi khác là lác sữa hoặc eczema, đây là tình trạng viêm da do cơ địa hoặc dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trong đó, chàm sữa được chia thành 3 cấp độ:
- Cấp tính: Vùng da tổn thương, có những mụn nước ửng đỏ hồng, tiết dịch nhiều, có thể vỡ và gây phù nề.
- Mãn tính: Mụn chàm sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện thành từng mảng, da khô ráp và có thể dày sừng, tróc vảy, biến đổi sắc tố da.
- Bán cấp: Vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh ít đỏ, tiết dịch ít hơn và không phù nề.
>>> Vì sao bé ăn không tiêu, thường bị nôn? Làm sao để khắc phục?
Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở bé
Đến nay, vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm sữa, nhưng chủ yếu xảy ra do:
Bệnh chàm sữa đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
Trẻ có cơ địa dị ứng từ lúc sinh ra
Trẻ có cơ địa dị ứng không những dễ bị viêm da mà còn có nguy cơ mắc các bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng… Hơn nữa, hàng rào bảo vệ da của bé mắc chàm sữa thường bị tổn thương, do đó các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây kích ứng, thoát nước quá mức dẫn đến khô da.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có ba, mẹ, ông, bà hoặc anh chị có tiền sử bị dị ứng nổi mề đay, chàm, hen… thì nguy cơ chàm sữa ở trẻ sơ sinh là rất cao.
>>> Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn cho bé bị táo bón
Các yếu tố khác
Bên cạnh những nguyên nhân bé bị chàm sữa kể trên, thì cũng có một số yếu tố kích thích làm cho tình trạng bị chàm sữa phát triển thêm gồm có:
- Lựa chọn sữa công thức không phù hợp có thể gây dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị chàm đỏ. Kèm theo các biểu hiện ngứa ngáy, đi ngoài phân có máu, nổi mề đay, thở khò khè… Tình trạng này rất hay gặp ở các bé bị dị ứng đạm sữa bò. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ dị ứng sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, kém hấp thu và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Eczema ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện nếu mẹ tiêu thụ những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như thịt bò, trứng, sữa, hải sản, các loại đậu, phô mai,...
- Lông thú cưng.
- Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, hanh khô.
- Cho trẻ tắm rửa với xà phòng nhiều. Các thành phần tẩy rửa, hương liệu trong sản phẩm sẽ khiến làn da em bé trở nên khô sần và dễ gây kích ứng.
- Ngoài ra, bé 6 tháng bị chàm sữa nhiều khả năng bị dị ứng với các tác nhân như: Phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa, nhiễm trùng vi khuẩn, virus, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc…
Trẻ bị chàm sữa bố mẹ nên làm gì?
Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ
Trong quá trình chăm sóc con, mẹ có thể quan sát các biểu hiệu khi bé bị chàm sữa sau đây:
Biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh ban đầu chỉ là những nốt mẩn đỏ, sau đó phát triển dần thành mụn nước nhỏ li ti, nứt da, rịn nước, đóng mày và tróc vảy.
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa sẽ nổi trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân…
Vùng da bị chàm sữa khi chạm vào sẽ có cảm giác làn da khá thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
Những mảng da bị khô và mẩn đỏ cũng có thể xuất hiện thường xuyên ở những vùng da bị gập như: Cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, sau đầu gối, mắt cá chân.
Bên cạnh những dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh kể trên, các vùng da bị lác cũng gây ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Chàm sữa là bệnh lý viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và không có tính chất lây lan. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không chăm sóc đúng cách, hoặc để trẻ hay chạm, gãi liên tục vào vùng da bị chàm có thể làm mụn nước vỡ ra, gây chảy máu, nhiễm khuẩn (hoặc bội nhiễm).
Tuy tinh chất không gây nguy hiểm nhưng bệnh chàm sữa rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Do đó, nhiều phụ huynh khá thắc mắc chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Thông thường, hiện tượng chàm sữa sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi khi bé được trên 1 tuổi.
Song, nếu khi trẻ lớn (sau 4 tuổi) mà vẫn chưa khỏi, các vết chàm không chỉ hình thành sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này; mà còn có nguy cơ biến chứng thành chốc, viêm da mụn mủ (giống thủy đậu) và tiến triển thành chàm thể tạng khó điều trị.
>>> Mách mẹ 6 cách cải thiện tiêu hóa cho bé yêu cực đơn giản
Qua đây là những thông tin về bệnh chàm sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ba mẹ hãy cùng đón chờ bài viết Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị P2 để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!