-
- Tổng tiền thanh toán:
Bà bầu nên ăn dứa không?
Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 01.11.2022
Dứa là loại trái cây phổ biến, gần gũi và được rất nhiều người yêu thích bởi vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất có trong dứa mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được dứa. Vậy bà bầu nên ăn dứa không? Hãy cùng Giasiday.vn tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu có nên ăn dứa không?
Trong dứa có chứa axit malic và axit citric với hàm lượng cao, đồng thời đây cũng là thực phẩm cung cấp vitamin B1, vitamin C và mangan dồi dào. Mặt khác, trong dứa còn chứa enzyme bromelain, một lượng vừa đủ giúp phân hủy protein. Do đó, mẹ bầu vẫn có thể ăn dứa mà không lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn quá liều lượng cho phép sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để an toàn hơn, mẹ bầu nên loại bỏ phần lõi khi ăn, vì đây là nơi tập trung nhiều bromelain. Nếu mẹ không thể ăn dứa thì có thể dùng nước ép dứa hoặc dứa đóng hộp thay thế, vì bromelain đã được loại bỏ hết trong quá trình sản xuất.
Lợi ích của dứa đối với mẹ bầu?
Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ. Không những vậy, trong dứa còn chứa hàm lượng chất xơ cao và chất béo bão hòa thấp càng là lý do bà bầu nên bổ sung dứa vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Lợi ích của dứa
Dưới đây là những lợi ích mà dứa mang lại cho bà bầu có thể bạn chưa biết:
Giàu vitamin và khoáng chất
Trong dứa chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin C, canxi, phốt pho và kali. Dứa cũng là nguồn cung cấp năng lượng và chất xơ dồi dào, ít cholesterol và chất béo nên sẽ là thực phẩm thai phụ cần bổ sung vào khẩu phần ăn của mình để cải thiện sức khỏe.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bà bầu nên ăn dứa vì hàm lượng vitamin C dồi dào trong dứa giúp tăng cường sức đề kháng, chức năng của hệ miễn dịch. Nhờ đó, việc bổ sung dứa giúp bà bầu có thể chống lại các bệnh vặt, ho và cảm lạnh, đặc biệt chất bromelain có thể hạn chế nhầy và ức chế các cơn ho.
Cải thiện tiêu hóa
Chất bromelain được tìm thấy trong lõi dứa có khả năng trung hòa dịch cơ thể. Góp phần hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy giúp phân giải Protein nhanh chóng.
Cung cấp canxi
Trung bình, trong 100g dứa chứa đến 13-15 mg Canxi. Đây cũng là một giải pháp an toàn trong việc bổ sung lượng canxi thiếu hụt cho bà bầu. Bà bầu ăn dứa sẽ hỗ trợ xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ bầu và hỗ trợ phát triển khung xương, chiều cao cho thai nhi.
Chống ung thư
Theo nghiên cứu, dứa là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do. Từ đó các tế bào trong cơ thể mẹ bầu sẽ được bảo vệ và tránh sự tấn công của các gốc tự do.
Mẹ bầu nên ăn dứa như thế nào?
Dứa chỉ tốt với cơ thể mẹ bầu nếu được ăn với một liều lượng phù hợp. Trong đó, để tránh những tình trạng không mong muốn xảy ra, thai phụ cần lưu ý:
Mẹ bầu chỉ nên ăn dứa lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều
Có thể ăn dứa trong suốt thời gian mang thai
Trên thực tế, rất nhiều người nghi ngại việc bà bầu nên ăn dứa trong suốt thai kỳ, liệu ăn dứa có ảnh hưởng gì không.
Các nghiên cứu cho biết chất bromelain trong dứa làm co bóp tử cung và dễ gây sảy thai tự nhiên. Tuy nhiên chỉ khi mẹ bầu ăn cùng lúc 7 – 10 quả dứa mới thực sự nguy hiểm. Thế nên nếu chỉ ăn một lượng nhỏ sẽ không xảy ra bất cứ tác động gì đến thai nhi nên thai phụ có thể yên tâm ăn dứa trong thai kỳ.
Ăn dứa với liều lượng phù hợp
Không chỉ riêng dứa mà bất cứ thực phẩm nào cũng không nên ăn quá nhiều. Việc mẹ bầu ăn nhiều dứa sẽ dễ bị tiêu chảy và lượng ăn lý tưởng cho bà bầu trong thời gian mang thai là 2 – 3 lần/tuần và không quá ½ quả mỗi lần.
Phần lõi của quả dứa chứa nhiều bromelain. Do đó, để hạn chế sự hấp thụ của cơ thể, mỗi mẹ bầu chỉ nên ăn phần thịt dứa và bỏ phần lõi đi.
Không ăn dứa khi đói bụng
Mặc dù dứa là loại trái cây giải nhiệt, rất thích hợp ăn vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu ăn trong lúc bụng đói sẽ khiến cơ thể khó chịu, nôn nao. Lý do vì các axit trong dứa như: axit malic, axit citric cùng bromelain sẽ tác động tớ niêm mạc dạ dày. Thời điểm ăn dứa thích hợp nhất là sau bữa ăn khoảng 30-60phút.
Những trường hợp không nên ăn dứa
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà mỗi người mà cách sử dụng dứa cũng khác nhau. Đặc biệt, bà bầu không được ăn dứa nếu trong trường hợp:
- Có tiền sử bị viêm họng, viêm thanh quản, hen phế quản cần hạn chế ăn nhiều dứa vì bệnh có nguy cơ tái phát hoặc trở nặng.
- Người đang bị thương chảy máu hoặc mắc bệnh nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết, chảy máu cam
- Dứa sẽ khiến tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày nặng hơn, mẹ bầu bị đau dạ dày không nên ăn dứa.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Giasiday.vn về thắc mắc bà bầu nên ăn dứa không. Hi vọng những thông tin mà Giasiday.vn đã chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.