Bà bầu ăn măng được không?

Tác giả: CSKH GSD Ngày đăng: 02.11.2022

Măng là món ăn bình dân và rất phổ biến tại Việt Nam, bởi măng mang một hương vị rất đặc trưng và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, xuất hiện thông tin cho rằng măng thể gây ngộ độc cho bà bầu và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy bà bầu ăn măng được không? Hãy cùng Giasiday.vn đi tìm câu trả lời ở bài viết được chia sẻ ngay sau đây nhé!

Bà bầu ăn măng được không?

Măng là món ăn bình dân và khá quen thuộc trong mọi bữa ăn của gia đình Việt. Măng có hương vị độc đáo và mang đến nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Nhưng có một thông tin đáng lo, theo kết quả nghiên cứu nêu rằng: trong măng tươi có chứa độc tố cyanide khá nguy hiểm. Khi cyanide đi vào dạ dày và chịu tác động của enzym tiêu hóa sẽ biến đổi thành acid cyanhydric, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ước tính chỉ cần 50 – 60g acid cyanhydric có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

>>> Bí quyết nhanh lành vết mổ sau sinh

Với nguy cơ tiềm ẩn như vậy liệu bà bầu ăn măng được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng măng vẫn sử dụng cho phụ nữ mang thai được. Tuy nhiên, cần chú ý đến tần suất ăn trong tuần và lượng măng tiêu thụ.

Cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định măng tươi gây nhiễm độc cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng để phòng tránh, mẹ bầu nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, bé vẫn chưa phát triển ổn định, bà bầu ăn măng vào dễ gây khó tiêu, đầy hơi.

Măng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Lợi ích măng đem lại cho bà bầu

Như đã đề cập ở trên, việc bà bầu ăn măng được không hoàn toàn dựa vào tuần suất ăn và số lượng mang mà bà bầu tiêu thụ. Nếu ăn vừa đủ lượng cho phép thì thực phẩm này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Măng dồi dào chất xơ

Măng là loại thực phẩm chứa chất xơ dồi dào, lên đến 2.56% trong khi hàm lượng chất xơ ở một số loại rau mầm chỉ 1,27%, dưa leo 0,61% và bắp cải 1,58%. 

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định những thực phẩm dồi dào chất xơ sẽ có khả năng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa và bệnh ung thư hiệu quả.

>>> Giúp mẹ bầu giảm chứng phù chân khi mang thai

Măng chứa rất ít chất béo và đường

Măng không chứa nhiều đường và chất béo. Do đó, măng có thể giúp ổn định lượng đường và cholesterol trong máu. Đặc biệt phù hợp với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Măng chứa chất chống oxy hóa nâng cao hệ miễn dịch

Trong măng có chứa thành phần đặc biệt Phytosterol. Đây là chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Công dụng của Phytosterol giúp giảm sưng, viêm và bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do trong cơ thể hiệu quả. 

Măng bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết 

Măng chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho sức khỏe con người như sắt, phốt pho, kali, canxi. Trong đó, hàm lượng kali là chiếm nhiều nhất. Trung bình khoảng 100g măng sẽ chứa đến 533mg kali. Hàm lượng kali cao vừa đủ khi bổ sung vào cơ thể sẽ phòng tránh tai biến, đột quỵ rất tốt.

Bà bầu ăn măng như thế nào mới tốt?

Bà bầu ăn măng được không? Dĩ nhiên là bầu có thể ăn măng được, nhưng chỉ ăn với lượng vừa phải, không nên ăn nhiều vì dễ gây ngộ độc. Đặc biệt là bà bầu cần tránh xa măng tươi chưa qua chế biến. Lượng dùng khuyến cáo thai phụ chỉ nên ăn 2 lần/tháng và mỗi lần không vượt quá 200g.

Măng mua về cần ngâm kỹ với muối và rửa sạch lại với nước nhiều lần. Măng tươi phải luộc khoảng 3 nước trước khi nấu. Luộc măng nhiều lần sẽ loại bỏ bớt độc tố cyanide, mẹ bầu cũng không được dùng nước luộc măng để chế biến món ăn.

>>> Bà bầu nên ăn dứa không?

Những lưu ý cần biết khi ăn măng trong thai kỳ

Mặc dù bà bầu ăn măng được nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hạn chế sử dụng măng chế biến sẵn cho bà bầu

  1. Không nên ăn quá nhiều măng, chỉ ăn 1 – 2 lần/tháng và mỗi lần không vượt quá 200g.
  2. Trong 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm mẹ bầu đang dần thích nghi với những sự thay đổi trong cơ thể. Do đó mẹ bầu không nên ăn măng trong giai đoạn này. Nếu ăn nhiều măng sẽ gây đầy bụng, chậm tiêu.
  3. Măng sau khi nấu chín sẽ loại bỏ bớt thành phần glucozit. Nhưng thành này là có nhiều trong nước luộc măng. Do đó, bà bầu tuyệt đối không được sử dụng lại nước sau khi đã chế biến măng.
  4. Nên ngâm măng với muối biển trong ít nhất trong 6 giờ đối với măng khô, rồi xả sạch lại với nước nhiều lần. Sau đó, luộc măng chín và xả sạch tiếp với nước. Nếu nước ngâm măng không còn đục thì có thể đem chế biến.
  5. Không nên mua măng đã chế biến sẵn ngoài chợ. Bởi không đảm bảo sơ chế đúng cách, vẫn còn độc tố trong măng hoặc sử dụng chất bảo quản gây hại.
  6. Không nên ăn măng sau khi đã ăn đồ lạnh
  7. Khi ăn măng nên nhai kỹ và chậm để dạ dày có thể tiêu hóa hết. Nguyên do là vì măng chứa rất nhiều chất xơ rất khó tiêu hóa.
  8. Mẹ bầu mắc các bệnh về sỏi thận, sỏi mật và tiêu hóa không nên ăn măng.

Kết luận

Nhìn chung với vấn đề bà bầu ăn măng được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi cần phải ăn đúng cách. Giasiday.vn khuyên mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn măng để phòng tránh được những vấn đề không mong muốn nhé!

Bạn đang xem: Bà bầu ăn măng được không?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: